>> KHOA - GIÁO - GIÁO DỤC

Chấn hưng giáo dục, không thể chậm trễ hơn nữa
Tin đăng ngày: 1/8/2013 - Xem: 3262
Ngày 31-7, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị nêu ý kiến và kiến nghị của nhân dân với Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam về "Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay”. Dự hội nghị có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm cùng đông đảo các nhân sĩ trí thức, các chuyên gia tiêu biểu, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các Hội đồng tư vấn của UBTƯ MTTQ Việt Nam.  
 
 
Toàn cảnh hội nghị
Ảnh: Hoàng Long
 
Trước hết, phải xây dựng nhân cách con người
 
GS Hoàng Xuân Sính – Phó chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam thẳng thắn nhận định, trong 12 năm từ tiểu học đến hết THPT, giáo dục của mình chỉ làm được việc trang bị kiến thức cho học sinh, còn những đức tính con người thì chưa làm được gì. Đó là một lãng phí lớn. 
 
Đồng tình với ý kiến của GS Hoàng Xuân Sính, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định, đổi mới tư duy chính là phải thông qua việc xác định mục tiêu giáo dục của từng cấp học, từng ngành học xem khuyết điểm cái gì thì sửa cái đó. Để làm được, trước hết phải xây dựng được nhân cách con người.
 
 "Nhân cách của con người Việt Nam hình thành từ chính bậc tiểu học. Chúng tôi đã đi khảo sát vấn đề đạo đức trong nhà trường và kết quả thu được chính là giáo dục đạo đức cho học sinh không được coi trọng, ngay ở môn học Đạo đức công dân, vì cho rằng đây không phải là môn thi cử”, Phó Chủ tịch nước lưu ý. 
 
Theo Phó Chủ tịch nước, giáo dục đào tạo của chúng ta phải thay đổi, các bậc học phải tìm ra khuyết khuyết ở chỗ nào để tìm cách khắc phục. Bậc tiểu học là nơi hình thành nhân cách, tập trung dạy người. Khẩu hiệu "Tiên học lễ - Hậu học văn” là để dạy người. "Việc bấy lâu nay nhiều nhà trường thay bằng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực, mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương sáng tạo”, cái này rất hay nhưng tôi đề nghị nên giữ lại câu "Tiên học lễ - Hậu học văn” ở bậc Tiểu học”, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đề nghị.
 
 
Ảnh: Hoàng Long
 
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan:
Mạnh dạn bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT
 
Hiện nay chúng ta đẩy ra thị trường, đẩy ra xã hội một loạt "sản phẩm” giáo dục không đạt chất lượng. Đó chính việc buông lỏng ở khâu quản lý, ở khâu thi cử, kể cả buông lỏng chất lượng người thầy.
 
Đơn cử ở chuyện thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, tôi sợ nếu chúng ta cứ làm thế này thì có nhiều trường đỗ đến 95%, 96% thậm chí là 100%. Nhưng cứ thử thắt chặt trong thi cử như ta đã từng làm một lần thì có trường chỉ đỗ 14%, có trường 20%, thậm chí có lớp đỗ 0%. Nhưng có thắt chặt mãi được không? Hiện nay hai kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi đại học cách nhau gần quá gây khổ cực cho người học, nhà trường, khổ cực cho gia đình, cho cả địa phương. Tôi nghĩ Bộ GD&ĐT nên mạnh dạn bỏ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. 
Cái gì cần thì học
 
Đưa dẫn chứng từ chương trình sách giáo khoa môn Sinh học ở bậc học phổ thông, GS Nguyễn Lân Dũng, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học Giáo dục cho rằng, chương trình vừa nặng lại vừa thấp, có quá nhiều nội dung, quá nhiều chi tiết không cần thiết, làm cho học sinh vừa khó hiểu vừa khó nhớ, lại không muốn học.
 
"Liệu rằng một cháu 12 tuổi ở nước ta có nhớ nổi sơ đồ cắt ngang của một thân cây trưởng thành với các thuật ngữ khó hiểu như vỏ, tầng sinh vỏ, thịt vỏ, mạch rây, tầng sinh trụ, mạch gỗ. Hay một cháu 13 tuổi có thể nhớ các bộ phận thùy khứu giác, các não trước, tiểu não, hành tủy... của một con thằn lằn”, GS Dũng bày tỏ. 
 
GS Dũng hiến kế cần tham khảo chương trình sách giáo khoa của các nước. Như ở Nepal, một nước rất nghèo họ coi kiến thức phổ thông hết lớp 10 là đủ. Họ dành 2 lớp 10 và 11 để phân ban sâu. "Tôi thấy cần sớm thay đổi chương trình Sinh học ở bậc phổ thông để không chênh lệch nhiều so với các nước khác trên thế giới”, GS Dũng kiến nghị, đồng thời cho rằng, việc chấn hưng giáo dục không thể chậm trễ hơn nữa. Điều quan trọng không phải là sách giáo khoa mà là chương trình chuẩn quốc gia cho từng môn học. 
 
Bàn về sản phẩm của ngành giáo dục, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn định, chúng ta phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo, phương pháp đào tạo của mỗi cấp học để có đào tạo cho đúng. Như hiện nay rõ ràng không hiệu quả, nên phương pháp giảng dạy cần phải thay đổi. 
 
"Cái gì cần thì học. Nhưng hiện chúng ta đang phải đối diện với vô số nghịch lý. Như hồi tôi còn là Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại, tôi thấy không cần môn học này cho sinh viên của tôi, nhưng tôi lại có hẳn một đội ngũ giáo viên cho môn này và vì cơm áo gạo tiền, nhà trường phải bố trí để họ dạy. Chính vì việc này mà tôi luôn cảm thấy mình có lỗi, và để thay đổi được, chắc chắn cần phải có cơ chế của Nhà nước”, Phó Chủ tịch nước chia sẻ. 
 
Cũng theo Phó Chủ tịch nước, cần phải thay đổi tình trạng độc thoại trong giáo dục. "Có nhiều giáo viên đứng lớp chỉ biết độc thoại vì không biết dùng máy vi tính, không thành thạo các thao tác trên máy… Nhưng dạy như thế thì làm sao đổi mới giáo dục được!”, Phó Chủ tịch nước thẳng thắn. 
 
 
Nắng sân trường
 
 
Cho rằng xã hội hóa giáo dục là một đường lối, chủ trương rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên GS Hoàng Xuân Sính cho rằng "Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục với những văn bản phù hợp với thực tiễn và không chồng chéo nhau. Có như vậy ta mới có tiền để tăng ngân sách giáo dục để trước hết tăng lương cho toàn thể thầy cô giáo, không thể để giáo viên sống với đồng lương như bây giờ”.
 
Đồng tình với ý kiến này, GS Trần Phương – Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội bày tỏ, giải pháp tốt nhất lúc này là chúng ta đi theo con đường của Nhật Bản. Một đất nước giàu, có đến 80% sinh viên theo đại học nhưng Nhà nước chỉ lo cho một số ngành, còn lại là chuyện của người dân. 
 
"Tôi cũng đã từng hỏi những người nông dân nghèo, có đủ tiền cho con đi học không, họ bảo sẵn sàng trả giá như bán đất, bán vườn để lấy tiền cho con ăn học. Tinh thần của người dân như thế và chúng ta cũng không còn con đường nào khác: phải xã hội hóa để mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo đại học”, GS Phương khẳng định. 
 
Giáo sư Hoàng Xuân Sính, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam:  
Phải nhanh chóng khép lại 
việc học thêm
 
Tôi đã hỏi nhiều giáo viên phổ thông, người ta cho tôi hay là năm lớp 12, để luyện thi vào đại học, 99% học sinh ở Hà Nội học thêm, và giá không rẻ cho năm lớp 12: trung bình từ 5 triệu đến 10 triệu cho mỗi tháng. Tôi khẳng định là vào loại nghèo nhất, họ cũng phải trả 500.000 đồng cho việc học thêm mỗi tháng của con. Tôi chưa tìm thấy gia đình nào ở Hà Nội lại không cho con học thêm. Mọi người có thể đưa ra một nghìn lẻ một lẽ để biện minh cho việc học thêm, thì tôi cũng có thể kể một nghìn lẻ hai các tệ hại mà việc học thêm gây ra cho học sinh. Trước hết, điều đáng sợ nhất là học sinh trở thành con người thụ động, không biết làm gì cả, ngoài việc đến trường, nghe và học thuộc lòng, và tối về nhà lăn ra ngủ vì mệt. Chúng ta phải nhanh chóng khép việc học thêm, tốn tiền nhân dân và làm hại sức khỏe của học sinh. 
 
Nhà trường không thể có tham nhũng
 
Để đổi mới giáo dục, theo GS. TS Phạm Thị Trân Châu – Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn KHGD, một trong những tiêu chí cần chú trọng là các giải pháp tổng thể nhằm đào tạo, xây dựng đội ngũ giáo viên có tâm và có tầm; người học có động cơ đúng đắn, không phải chỉ để có "tấm bằng thật nhưng chất lượng giả”.
 
"Để nâng cao chất lượng, vấn đề mấu chốt là xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục  mẫu mực, ít nhất là phải liêm khiết. Cần đặt yêu cầu quan trọng nhất là nhà trường không thể có tham nhũng, là một đơn vị xã hội ít tiêu cực nhất, từ đó lan tỏa ra tòan xã hội. Do đó cần phải có những giải pháp để lành mạnh hóa đội ngũ giáo viên”, GS Châu hiến kế.
 
 
GS Nguyễn Lân Dũng, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học giáo dục- UBTƯ MTTQ Việt Nam: 
Đừng chờ đến năm 2015
 
Tôi nghe nói đến năm 2015 mới bàn lại Chương trình giáo dục phổ thông, sau đó là thí điểm, rồi thí điểm viết lại sách giáo khoa, sau đó lại thí điểm sử dụng sách giáo khoa. Có thể khi đó tôi không còn tồn tại nữa rồi. Đâu cần mất công như vậy. Tôi đề nghị giao cho các Hội đồng khoa học chuyên ngành với sự cộng tác của các nhà giáo ở bậc phổ thông. Nhà nước chỉ cần bỏ kinh phí cho việc mua (hoặc xin) chương trình các môn học phổ thông của những nước có nền giáo dục phát triển hoặc có hoàn cảnh tương tự như nước ta. Chương trình biên soạn xong cần đưa ra trưng cầu ý kiến rộng rãi trước khi thông qua Hội đồng Quốc gia đầy đủ uy tín. Sau đó để các nhà xuất bản và các nhóm tác giả cạnh tranh qua chất lượng các bộ sách khác nhau. Bộ sách nào hay sẽ được tái bản nhiều lần và ngược lại. Tôi mong là có thể làm ngay mà không cần đợi đến năm 2015. 
 
PGS. TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm UB VHGDTTN&NĐ của QH cũng cho rằng, cần đổi mới việc đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm, thực hiện đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên theo định kỳ. Cùng với đó có chính sách chăm lo đời sống của giáo viên và gia đình họ để họ có điều kiện tự học, phát triển nghề nghiệp thực hiện được chức năng của một chuyên gia giáo dục thông qua "dạy chữ” để "dạy người” bằng chính phẩm chất và nhân cách của mình.
 
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm khẳng định, việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay là vấn đề Đảng, Nhà nước, Mặt trận và đặc biệt nhân dân đang rất quan tâm. Đây là quyết sách hàng đầu, quyết định sự phát triển, sự hưng thịnh của đất nước. Đất nước chúng ta có sánh vai với bè bạn năm châu được hay không đều bắt nguồn từ đây.
 
"Sau hội nghị, với trách nhiệm của mình, Mặt trận sẽ tập hợp tất cả những ý kiến một cách đầy đủ nhất để gửi lên Ban Bí thư Trung ương Đảng, tới Chính phủ để các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục xem xét, tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam hiện nay”, Chủ tịch Huỳnh Đảm khẳng định.
 
Học phổ thông để làm gì?
 
Đây là câu hỏi được rất nhiều đại biểu đặt ra tại hội nghị bàn tròn và cho rằng, nền giáo dục cần xác định lại mục tiêu của bậc học phổ thông. 
 
Cấp Tiểu học và THCS chỉ có một chương trình
 
Theo PGS Văn Như Cương, chúng ta phải xác định lại mục tiêu của bậc học phổ thông để trả lời cho đúng câu hỏi: Đầu ra của bậc  học này là gì? 
 
"Câu trả lời rất giống nhau: Học phổ thông để thi vào trường đại học nào đó. Đó chính là cái lệch lạc lớn nhất của bậc học phổ thông. Mục tiêu như vậy của bậc phổ thông là không đúng, không phù hợp với tình hình kinh tế và xã hội của đất nước ta”, PGS Văn Như Cương buồn bã nói. 
 
Ông Cương cho rằng, chương trình bậc phổ thông nhằm cung cấp năng lực cho người học để  sau khi học xong học sinh có thể đi theo nhiều hướng khác nhau, tùy hoàn cảnh và năng lực của từng người hoặc đi làm ngay, hoặc đi làm sau một kì đào tạo ngắn hạn, hoặc học tiếp một vài năm ở các trường trung cấp dạy nghề, cao đẳng nghề. Sau đó có thể ra làm việc hoặc  tiếp tục học tập để có tay nghề cao hơn. Hoặc học tiếp tục ở các trường Đại học, Cao đẳng.
 
"Một học sinh muốn đi theo hướng thứ nhất hoặc thứ hai thì học theo chương trình THPT hiện nay là hoàn toàn không cần thiết, rất lãng phí”, PGS Cương nói.
 
Từ đó ông đề nghị cần thay đổi mạnh mẽ chương trình bậc phổ thông  cũng như  cấu trúc lại hệ thống bậc học này. Theo đó, cấu trúc mới của bậc phổ thông thì cấp Tiểu học và THCS chỉ có một chương trình. Cấp THPH được phân thành hai nhánh: Một nhánh tạm gọi như cũ là trường THPT, và nhánh kia gọi là trường trung học có dạy nghề. 
 
Các trường THPT nhằm đào tạo những học sinh sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học ở  các trường ĐH. Chương trình bao gồm  5 môn học bắt buộc: Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ, Giáo dục kĩ năng sống, Giáo dục thể chất. Ngoài ra còn có các môn học tự chọn như Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Ngoại ngữ 2, Ngoại ngữ 3 và các chuyên đề tự chọn. Mỗi học sinh có thể chọn 2 môn tự chọn và một chuyên đề tự chọn. Các trường trung học có dạy nghề đào tạo học sinh sau khi tốt nghiệp có trình độ THPT và có một nghề . Học sinh có thể ra làm nghề hoặc học tiếp tục lên Cao đẳng nghề hoặc Trung cấp chuyên nghiệp. 
 
"Việc phân nhánh như vậy có thể thực hiện bằng cách thi vào lớp 10 như hiện nay”, PGS Cương đề nghị.
 
Giữ cho trẻ 6 năm thần thánh
 
Cùng quan điểm, GS Hồ Ngọc Đại đề xuất xây dựng hệ thống giáo dục phổ thông 11 năm với 6 năm Tiểu học, 3 năm THCS bắt buộc và 2 năm THPT tự chọn.
 
Lý giải cho 6 năm Tiểu học, GS Đại cho rằng đó là 6 năm thần thánh cần giữ trẻ dưới 12 tuổi trong vòng tay gia đình và nhà trường thì an toàn hơn là "thả” sớm 1 năm (11 tuổi) như hiện nay. Cũng như vậy, chỉ cần 3 năm THCS để bổ sung vào Tiểu học một số tri thức và kĩ năng cơ bản cần cho sức lao động phổ biến, chiếm tuyệt đại đa số trong nền sản xuất hiện nay. Và chỉ cần 2 năm cho ai muốn học lên, vào Đại học hay Cao đẳng.
"17 tuổi ra khỏi trường phổ thông, ở nền văn minh hiện đại, là vừa. Nán lại thêm 1 năm (18 tuổi) là thừa, tốn kém, và có thể có hại về tâm lý đối với thanh niên hiện đại”, GS Hồ Ngọc Đại khẳng định. 
Hoàng Yến- Vũ Mạnh- Nguyễn Phượng - Ảnh: Hoàng Long

 

 

Nguồn: daidoanket.vn

Tags: Chấn hưng giáo dục, không thể chậm trễ hơn nữa

Giáo dục khác:

17/5/2014 - Bài văn cảm động gửi ba ở Trường Sa
15/5/2014 - 450 học sinh tiểu học xếp hình bản đồ Tổ quốc và nhìn về Biển Đông
14/5/2014 - Bài văn tả ông bố lười chỉ thích... nằm ườn
25/4/2014 - Bộ GD xin rút đề án đổi mới SGK khỏi kỳ họp 7 của Quốc hội
25/4/2014 - Bộ GD-ĐT xin rút nội dung thảo luận đề án chương trình, sách giáo khoa
24/4/2014 - Hai cô gái túm tóc, đạp chân vào mặt nữ sinh giữa lớp học
23/4/2014 - Học sinh bỗng dưng bỏ học hàng loạt
23/4/2014 - 100% teen Lương Thế Vinh không chọn thi tốt nghiệp môn Sử
23/4/2014 - Lần đầu tiên Hà Nội có học sinh đạt giải nhất quốc gia Sử
19/4/2014 - Nhiều trường đại học giới hạn chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển
19/4/2014 - Ít trò chọn môn Sử, thầy xót xa
19/4/2014 - Cao đẳng thực hành HUTECH: Vững tay nghề, chắc tương lai
17/4/2014 - Đang tư vấn tuyển sinh vào Trường THPT FPT
16/4/2014 - Trường mầm non TP HCM sẽ nhận trẻ 6-18 tháng tuổi
16/4/2014 - Thí sinh lớp 10 được tuyển chọn bằng đề thi riêng
 
  TIN TIÊU ĐIỂM    
Ship giỏ quà tặng tết ở tại TP Vinh Nghệ An
Top 10 Cửa hàng hoa tươi Thành phố Vinh, Nghệ An
Dây đai Curoa, đai răng, Băng tải PVC, cao su
In tem nhãn mác, decal nhựa dẻo, nhựa đục
Cho thuê giàn giáo, cốp pha tại TP Vinh Nghệ An
Công ty chuyển fast nhanh Hàng Không Vinh
Cơ sở sản xuất gạch Block Nghệ An
Dạy, đào tạo môn quần vợt tennis ở tại TP Vinh Nghệ An
Công ty du học Úc, Nhật Bản tại TP Vinh Nghệ An
Những mẫu website đẹp nhất 2013
Công ty cung cấp dịch vụ kế toán Nghệ An
Công ty du lịch tại nghệ an,hà tinh,công ty du lịch anh em travel (Công ty du lịch tại nghệ an)
   
   
   
   
  HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN    
Hôm nay: 10,284
Tất cả: 58,820,553
 
 
  Trang chủ I  Van hóa Xã h?i   I  Kinh tế   I  Thế giới   I  Pháp luật   I  Khoa - Giáo   I  Giới trẻ   I  Thể thao   I  Thời trang   I  Đời sống   I  Giải trí   I  
© Copyright 2012 tintucnghean.com, All rights reserved
Add: TP Hồ Chí Minh - Việt Nam