>> KHOA - GIÁO - GIÁO DỤC

Hình ảnh thí sinh 69 tuổi thi cao học
Tin đăng ngày: 27/8/2013 - Xem: 3675

Chung với 27 mái đầu xanh trong phòng thi tuyển sinh sau đại học của Trường đại học Nông lâm TPHCM, một người đàn ông tóc đã bạc, da đã mồi chăm chú nhìn vào bài thi. Ông là thí sinh cao tuổi nhất trong đợt tuyển sinh cao học năm nay.

Ông Lê Văn Xê trên con đường dẫn vào phòng thi.
 
Ông Lê Văn Xê trên con đường dẫn vào phòng thi.

Mái tóc bạc trong phòng thi

Cả dãy phòng thi trên tầng 1 khu Hướng Dương hoàn toàn yên ắng. Không một tiếng động. Trong phòng thi tất cả tập trung chăm chú làm bài. Ở căn phòng cuối cùng của dãy, nơi góc phải “ông già” tập trung, dồn hết thị lực nhìn vào tờ giấy thi và đề thi. Cặp kính lão được ông gỡ ra để bên cạnh tờ giấy. Thỉnh thoảng cây bút trên tay ông đặt xuống viết lên đó vài dòng chữ. Gương mặt không căng thẳng nhưng thần thái ông nghiêm nghị. Hôm nay thi môn cuối cùng của đợt tuyển sinh sau đại học.

Chúng tôi xin phép hội đồng thi vài phút để tác nghiệp ghi hình. Đi thật khẽ, không dám làm xáo động chúng tôi lẳng lặng thao tác thật nhanh. Cả phòng thi từ thí sinh đến giám thị chẳng ai quan tâm đến sự có mặt của chúng tôi. Ai nấy đều dồn mọi suy nghĩ để làm bài.

Mái đầu bạc chung với những mái đầu xanh.
 
Mái đầu bạc chung với những mái đầu xanh.

Tiếng chuông báo hiệu hết giờ thi, chúng tôi đứng đợi ông nơi cầu thang. Ông bước xuống bên cạnh ông nhiều sinh viên vây lấy quanh ông. “Ông ơi, bác ơi, làm bài có tốt không?”. Ông nở nụ cười hiền hậu trên môi thật thà kể: “Hôm trước làm bài sinh lý thực vật cũng tạm được. Hôm qua môn toán xác xuất thống kê không làm được bao nhiêu. Còn hôm nay, Anh văn khó quá. Chắc rớt rồi”.

Dù không... làm bài được nhưng ông không buồn. Ông vui với bầy trẻ. Có lẽ gần 200 thí sinh tham dự kỳ thi này ai cũng biết ông. Mỗi người một câu, chào hỏi vui mừng vây lấy ông. Chúng tôi thoáng thấy trên gương mặt ông dường như tươi hẳn lên. Ông hỏi với theo một sinh viên: “Cháu về Bình Phước luôn bây giờ sao ?”

Một giảng viên trẻ của trường đến bắt tay ông: “Bác làm bài thi tốt chứ ?” Rất cung kính: “Thưa thầy chẳng biết nói sao nữa. Già rồi học khó vô quá nên cũng không hi vọng gì”.

Tên ông là Lê Văn Xê. Chỉ còn vài tháng nữa là ông bước vào cái ngưỡng cổ lai hi. Quê và nhà ông ở tại huyện Thủ Thừa (Long An), cách trường thi gần 60km.

Chứng kiến cách ứng xử của ông, chúng tôi không khỏi khâm phục một người cao niên có đầy đủ phẩm hạnh. Bạn bè dù nhỏ tuổi đã đồng song thì vẫn là bạn bè. Chỉ khác nhau ở cách xưng hô. Ông hòa đồng trong mối dây thân ái. Còn thầy thì cũng thế. Dù nhỏ tuổi nhưng là người truyền đạt kiến thức cho mình vẫn là thầy. Nhất tự vi sư, bán tự cũng vi sư mà một mực cung kính.

68 tuổi mới thành kỹ sư nông nghiệp

Chăm chú làm bài thi.
 
Chăm chú làm bài thi.

Chúng tôi và ông chọn một góc vắng ngồi với nhau để nghe đôi điều ông tâm sự về chuyện học.

Nhà tôi đông anh em nên cũng không khá giả gì. Năm tôi học hết đệ tứ (lớp 9) gia đình khuyên nên thi vào khóa sư phạm cấp tốc để học trong một thời gian ngắn ra trường làm giáo viên tiểu học. Ra trường, tôi được điều động về dạy ở Mộc Hóa. Nếu cứ an phận như thế thì bây giờ tôi cũng chỉ là anh giáo làng. Tôi bắt đầu mua sách giáo khoa về tự học trong nhiều năm mãi cho đến năm 1970, tôi thi đậu tú tài 1 rồi tiếp năm sau đậu luôn tú tài 2 ban văn chương.

Ước mơ của tôi là được vào đại học nhưng đến 1975, tôi nghỉ dạy trở về quê làm nông. Lúc bấy giờ chính quyền mới tiếp quản. Trong khu vực mình sinh sống, mình vẫn là người có học. Tôi lần lượt được giao các nhiệm vụ quản lý trong tập đoàn sản xuất rồi sau đó là hợp tác xã nông nghiệp.

Lúc này tuổi đã lớn, vợ con đùm đề nhưng giấc mơ đại học vẫn còn thôi thúc tôi. Có lẽ trong đời, giấc mơ ngồi ở giảng đường đại học là giấc mơ cháy bỏng nhất. Nhưng làm sao thực hiện được đây?

Trẻ già cùng quyết tâm.
 
Trẻ già cùng quyết tâm.

Thế rồi cứ theo dòng đời đưa đẩy cho đến năm 2000, tôi không làm nông nữa mà mở một cửa hàng bán vật tư nông nghiệp. Theo qui định, người chủ cửa hàng phải có bằng trung cấp trồng trọt và bảo vệ thực vật. Lúc này tôi đã 56 tuổi rồi nhưng vẫn quyết định theo học tại trường dạy nghề Nông nghiệp Nam bộ tại Mỹ Tho (Tiền Giang) trong 3 năm để lấy cho được tấm bằng này.

Hàng ngày, ngoài công việc làm ăn sinh sống, giờ rảnh tôi thường xuyên ôn tập bài vở. Thời gian đã làm cho tôi quên rất nhiều và cứ mỗi lần mở trang sách ra, tiềm thức lại hiện về. Những cái khó quá, tôi đành phải hỏi các em nhỏ đang theo học. Học thêm từ chúng nó tôi mới ngộ ra rằng sự học không cần đến tuổi tác. Chỉ cần mình bền chí là được.

Đến năm 2007, Trường cao đẳng Nông nghiệp Bắc giang liên kết với Trường dạy nghề Nông nghiệp Nam bộ mở lớp cao đẳng. Thế là tôi xin học liên thông.

Sau khi có bằng cao đẳng Nông nghiệp vào năm 2003, giấc mơ đại học càng thôi thúc tôi thêm nữa. Tuy nhiên, lúc này cuộc sống còn nhiều lo toan nên đành tạm gát lại cho đến 2011 tôi đậu liên thông vào Đại học Nông Lâm ngành nông học.

2 năm dùi mài, năm 2012 tôi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư nông nghiệp loại khá. Nhờ tốt nghiệp loại khá tôi được nhà trường đặc cách cho thi cao học vào năm nay thay vì phải đợi thêm một năm nữa. Nếu năm nay rớt, năm sau tôi vẫn tiếp tục.”

Câu chuyện ông Xê kể cho chúng tôi nghe thật nhẹ nhàng nhưng qua đó phải hình dung cho được chí quyết tâm và sự nỗ lực không mệt mỏi của ông. Sự học của ông bây giờ không còn vì sinh kế, không còn vì danh phận Ông bày tỏ: “Tôi học là để không quên những gì đã học, bổ sung thêm kiến thức. Xã hội càng ngày càng tiến bộ. Mình ngưng tức là đã thụt lùi. 4 đứa con tôi đã thành đạt nên không cần phải noi gương cho con nhưng tôi muốn thế hệ trẻ nhìn vào tôi để phấn đấu. Tôi rất buồn là lớp trẻ bây giờ quá thực dụng phung phí quá nhiều thời gian. Mỗi người trẻ cần có một ước mơ tốt đẹp và phải thực hiện cho kỳ được ước mơ đó”.

 
Theo Trần Chánh Nghĩa
VietNamNet
Tags: Hình ảnh thí sinh 69 tuổi thi cao học

Giáo dục khác:

17/5/2014 - Bài văn cảm động gửi ba ở Trường Sa
15/5/2014 - 450 học sinh tiểu học xếp hình bản đồ Tổ quốc và nhìn về Biển Đông
14/5/2014 - Bài văn tả ông bố lười chỉ thích... nằm ườn
25/4/2014 - Bộ GD xin rút đề án đổi mới SGK khỏi kỳ họp 7 của Quốc hội
25/4/2014 - Bộ GD-ĐT xin rút nội dung thảo luận đề án chương trình, sách giáo khoa
24/4/2014 - Hai cô gái túm tóc, đạp chân vào mặt nữ sinh giữa lớp học
23/4/2014 - Học sinh bỗng dưng bỏ học hàng loạt
23/4/2014 - 100% teen Lương Thế Vinh không chọn thi tốt nghiệp môn Sử
23/4/2014 - Lần đầu tiên Hà Nội có học sinh đạt giải nhất quốc gia Sử
19/4/2014 - Nhiều trường đại học giới hạn chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển
19/4/2014 - Ít trò chọn môn Sử, thầy xót xa
19/4/2014 - Cao đẳng thực hành HUTECH: Vững tay nghề, chắc tương lai
17/4/2014 - Đang tư vấn tuyển sinh vào Trường THPT FPT
16/4/2014 - Trường mầm non TP HCM sẽ nhận trẻ 6-18 tháng tuổi
16/4/2014 - Thí sinh lớp 10 được tuyển chọn bằng đề thi riêng
 
  TIN TIÊU ĐIỂM    
Ship giỏ quà tặng tết ở tại TP Vinh Nghệ An
Top 10 Cửa hàng hoa tươi Thành phố Vinh, Nghệ An
Dây đai Curoa, đai răng, Băng tải PVC, cao su
In tem nhãn mác, decal nhựa dẻo, nhựa đục
Cho thuê giàn giáo, cốp pha tại TP Vinh Nghệ An
Công ty chuyển fast nhanh Hàng Không Vinh
Cơ sở sản xuất gạch Block Nghệ An
Dạy, đào tạo môn quần vợt tennis ở tại TP Vinh Nghệ An
Công ty du học Úc, Nhật Bản tại TP Vinh Nghệ An
Những mẫu website đẹp nhất 2013
Công ty cung cấp dịch vụ kế toán Nghệ An
Công ty du lịch tại nghệ an,hà tinh,công ty du lịch anh em travel (Công ty du lịch tại nghệ an)
   
   
   
   
  HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN    
Hôm nay: 3,016
Tất cả: 58,775,302
 
 
  Trang chủ I  Van hóa Xã h?i   I  Kinh tế   I  Thế giới   I  Pháp luật   I  Khoa - Giáo   I  Giới trẻ   I  Thể thao   I  Thời trang   I  Đời sống   I  Giải trí   I  
© Copyright 2012 tintucnghean.com, All rights reserved
Add: TP Hồ Chí Minh - Việt Nam