>> GIỚI TRẺ - NH?P S?NG TR?

Sinh viên khốn đốn gọi “sếp” bằng… anh
Tin đăng ngày: 22/2/2012 - Xem: 8509

Gọi giám đốc U60 là… "anh" vì sợ mếch lòng dù thực tế Mai thấy gọi là “chú” là hợp lý. Tưởng là được việc nhưng cô bị "vố" nặng khi nhân viên ở công ty đều gọi vị giám đốc như vậy, có người gọi là bác rất kỉnh cẩn.

Hồn nhiên gọi “sếp” là chú, là ông

Xưng hô với "sếp" lớn tuổi - tưởng rất đơn giản nhưng lại là vấn đề “nhức đầu” của không ít sinh viên, cử nhân mới ra trường khi đi thực tập hay đi làm. Bạn Trần Thị Hương Phương, SV năm cuối ngành Tài chính Ngân hàng (ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM) chia sẻ rằng, băn khoăn lớn nhất của bạn trong kỳ thực tập sắp tới là không biết nên xưng hô thế nào với bác giám đốc lớn tuổi. Gọi “anh” thì cô thấy bứt rứt, khó mở miệng, còn gọi là "chú, bác" lại sợ bị trách là chê người ta già.

Với SV hoặc cử nhân mới ra trường độ tuổi từ 20 – 24 khi mới đến công ty, cơ quan làm việc gặp những người ở độ tuổi bằng bố, thậm chí ngấp nghé tuổi ông bà mình thì việc xưng hô là "chú - cháu" rất hợp lý với cách xã giao thông thường. Nhất là với những bạn khả năng giao tiếp hạn chế, ít tiếp xúc thì họ rất ngại ngần, khó mở miệng để gọi những người lớn tuổi là "anh, chị". 

Cách xưng hô tưởng rất đơn giản nhưng cũng làm nhiều SV, cử nhân bị "rối" (Ảnh minh họa)

N.H, SV năm cuối trường ĐH Sài Gòn cho hay, cô đã “điêu đứng” ở nơi thực tập khi gọi những người xấp xỉ tuổi bố mẹ mình là "chú, cô". Vị giám đốc lớn hơn bố H 2 tuổi đáp lại là “chú” như cách gọi của H nhưng lại xưng H là “em” với vẻ rất lạnh lùng. Còn “cô” kế toán trưởng 54 tuổi mỗi khi H hỏi việc thì phải đến lần 2 lần 3, H mới nhận được câu trả lời không mấy thân thiện.

“Mới đầu em nghĩ cô ấy lãng tai nhưng sau em mới biết cô ấy nói với mọi người rằng “Mình già lắm hay sao mà nó gọi là cô. Nó cũng già tuổi rồi đâu phải con nít gì nữa”. Để gọi những người hơn tuổi bố mẹ mình là "anh, chị", em thấy khó quá. Ngại đã đành mà còn cảm giác mình thiếu tôn trọng người lớn”, H bộc bạch.

Nguyễn Ngọc Lan, cựu SV trường CĐ Bách Việt cũng được phen hết hồn trong ngày đầu đến nhân việc tại một công ty du lịch. Thấy vị giám đốc đã gần 60 tuổi, Lan gọi ngay là “chú” không chút lấn cấn thế nhưng gọi hoài “chú” không đáp lại.

Một lúc sao "chú" mới trả lời: “Mấy ngày đầu em làm quen với công việc, mọi người đã nhé. Có gì khó khăn anh sẽ chỉ dẫn thêm” làm Lan méo mặt vì “hớ”. Cũng may cho Lan, ông không phải là người để bụng, thẳng thắn nhắc luôn: “Cứ gọi anh cho dễ làm việc” nên cô còn đường để lui.

Lan nói: “Chú ấy mở lời như vậy nên mình gọi anh cũng không thấy khó khăn lắm, gọi miết rồi quen. Nhưng đôi lúc quên vẫn gọi nhầm là… chú”.

Gọi “anh” cũng không xong

Nhiều SV bắt đầu đi làm thường “mách nhỏ” nhau, thì tốt là già trẻ, lớn bé gì cứ gọi "anh, chị" cho chắc ăn được việc, ít nhất cũng được lòng người lớn tuổi và dễ bề hơn trong công việc. Dù để gọi người bằng, hoặc lớn hơn tuổi bố mẹ nhiều bạn phải củng cố rất chắc tâm lý “vượt lên chính mình”.
 
“Tính toán” này không phải lúc nào cũng đưa lại cho họ sự trôi chảy vì không phải người lớn tuổi nào cũng thích được gọi “trẻ trung” như thế. Kém may mắn hơn, họ còn có thể bị người khác đánh giá là … lẳng lơ hoặc hỗn hào vì xem cấp trên lớn tuổi như “cá mè một lứa” với những người trẻ hơn.

SV rất cần trau dồi những kỹ năng mềm ngoài sách vở.

“Tôi lớn hơn tuổi bố/mẹ cô đấy, mà cô gọi là anh anh/chị thế à?”, không ít bạn trẻ khi mới đi làm đã nghe câu này khi gọi sếp lớn tuổi là anh/chị. Trong trường hợp này, không phải bạn nào cũng kịp thời chữa cháy: “Tại em nhìn anh/ chị trẻ quá” nên đành bị mang tiếng là không thiếu tôn trọng cấp trên.

Ngọc Mai, 21 tuổi, SV ngành quản trị kinh doanh kể rằng, mình đã rơi vào hoàn cảnh hết sức khốn đốn trong kỳ thực tập chỉ vì gọi sếp U60 là… "anh" dù thực tế Mai thấy gọi là “chú” là hợp lý, thoải mái nhất nhưng cô sợ gọi vậy mếch lòng sếp.

Không ngờ, nghe Mai gọi giám đốc như vậy, nhân viên trong phòng đều nhìn cô đầy mỉa mai khi cho rằng cô không nghiêm túc, lẳng lơ. Sau đó Mai bàng hoàng khi biết nhân viên đều rất kính cẩn gọi vị giám đốc này là "chú", nhiều người trẻ còn gọi "bác" rất kính trọng nhưng cũng đầy thân thiện.

Hóa ra vị giám đốc vốn rất khó chịu với ai bằng tuổi con, tuổi cháu mình mà gọi mình bằng "anh" vì ông nghe còn thấy ngượng. Ông cho rằng người đó thiếu sự trung thực và chân thành. Mai muốn “gỡ gạc” lại cũng không dễ vì không chỉ giám đốc mà mọi người trong công ty đều đã mất thiện cảm với cô. 

Mai trách mình lẽ ra ra trước khi vào làm việc cô phải tìm hiểu kỹ về văn hóa, môi trường của công ty. Nếu để ý quan sát cách xưng hô của mọi người, tham khảo ý kiến của nhân viên  nào đó hoặc ít nhất là cô xưng hô đúng với suy nghĩ tình cảm của mình thì đã không bị “vố” nặng như vậy.

Xưng hô cần sự chân thành

Tâm lý mọi người, nhất là người lớn tuổi luôn mong mình được trẻ hơn trong mắt người khác nên không khó hiểu nhiều người đều thích được nhân viên trẻ gọi là anh, là chị. Thế nhưng, nhiều chuyên gia cho rằng, sự chân thành của người đối diện trong cách xưng hô mới là điều cần thiết.

Ông Nguyễn Ngọc Điệp, một Phó giám đốc ngân hàng cho rằng cách xưng hô quá nhiều phân cấp văn hóa Việt Nam đôi khi trở thành rào cản cho môi trường công nghiệp, kinh doanh. Hiện nay, nhiều bạn đi làm để thể hiện khả năng của mình mà phải đặt nặng vấn đề “gọi” như thế nào.

“Nếu một ông sếp lớn tuổi thích mình gọi bằng anh, mình cứ gọi là anh. Nhưng nên nhớ, xưng hô với mục đích xu nịnh, suy nghĩ vụ lợi, nhiều toan tính là không nên”, ông Điệp nói.

Vừa là một chuyên gia kinh tế, vừa là diễn giả kỹ năng sống, ông Lý Trường Chiến, thành viên Ủy ban quốc tế tư vấn về quản trị kinh doanh ICMC đánh giá, cách xưng hô phong phú của Việt Nam rất hay. Qua cách xưng hô có thể thể hiện được tình cảm, sự tôn kính của mình với người đối diện.

Theo ông Chiến, các bạn có thể xưng "anh – em, chú – cháu"… xuất phát từ chính tình cảm của mình cũng như khi điều đó giúp bạn cảm thấy tự tin, giữ được chính trực, lập trường của mình. Đôi khi lớn tuổi chưa chắc người ta đã "già" mà ít tuổi chắc gì đã "trẻ". Khi xưng hô bắt nguồn từ sự chân thành, bạn sẽ không phải lăn tăn, lo lắng người khác nghĩ gì về mình.

Theo Dantri

Tags: Sinh viên khốn đốn gọi “sếp” bằng… anh

Nh?p s?ng tr? khác:

17/5/2014 - Cô gái nổi tiếng nói về lòng yêu nước được dân mạng ủng hộ
17/5/2014 - 200 người phủ sắc đỏ nhảy flashmob hướng về Biển Đông
17/5/2014 - Gia cảnh đặc biệt của nữ DJ nổi tiếng Hà thành
15/5/2014 - Honda VN hướng dẫn lái xe an toàn cho sinh viên
15/5/2014 - Bức thư cảm động gửi bố ở Trường Sa
29/4/2014 - Khi đấng mày râu quỳ gối vì tình
25/4/2014 - Đề thi yêu cầu học sinh tính chiều cao tòa nhà Bitexco
25/4/2014 - “Hot girl” đăng đàn chửi bới để chứng tỏ tiếng nói?
23/4/2014 - Tâm sự của chàng trai tự sát vì nghiện chụp ảnh
17/4/2014 - Tiến sĩ tâm lý nói gì về vụ nữ sinh đeo biển "ăn trộm"?
8/4/2014 - Cô gái đam mê nghệ thuật gấp giấy đường phố
5/4/2014 - Sinh viên đua nhau làm mẹ sớm
9/9/2013 - Học sinh Trung Quốc cũng khoái trào lưu chế SGK
9/9/2013 - 9X phụ bán nước mía kiếm 100 triệu/tháng nhờ nuôi chuột
7/9/2013 - Nghề pha chế: Thời của các “nghệ nhân” cà phê?
 
  TIN TIÊU ĐIỂM    
Ship giỏ quà tặng tết ở tại TP Vinh Nghệ An
Top 10 Cửa hàng hoa tươi Thành phố Vinh, Nghệ An
Dây đai Curoa, đai răng, Băng tải PVC, cao su
In tem nhãn mác, decal nhựa dẻo, nhựa đục
Cho thuê giàn giáo, cốp pha tại TP Vinh Nghệ An
Công ty chuyển fast nhanh Hàng Không Vinh
Cơ sở sản xuất gạch Block Nghệ An
Dạy, đào tạo môn quần vợt tennis ở tại TP Vinh Nghệ An
Công ty du học Úc, Nhật Bản tại TP Vinh Nghệ An
Những mẫu website đẹp nhất 2013
Công ty cung cấp dịch vụ kế toán Nghệ An
Công ty du lịch tại nghệ an,hà tinh,công ty du lịch anh em travel (Công ty du lịch tại nghệ an)
   
   
   
   
  HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN    
Hôm nay: 10,486
Tất cả: 58,769,827
 
 
  Trang chủ I  Van hóa Xã h?i   I  Kinh tế   I  Thế giới   I  Pháp luật   I  Khoa - Giáo   I  Giới trẻ   I  Thể thao   I  Thời trang   I  Đời sống   I  Giải trí   I  
© Copyright 2012 tintucnghean.com, All rights reserved
Add: TP Hồ Chí Minh - Việt Nam