>> VAN HÓA XÃ H?I - VĂN HÓA - XÃ HỘI

Huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An
Tin đăng ngày: 23/2/2012 - Xem: 3887

Quỳ Châu là một huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Quỳ Châu nằm trong vùng kinh tế Phủ Quỳ, trung tâm của miền Tây Bắc Nghệ An. Huyện có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất và chế biến nông lâm sản, khai thác khoáng sản và tiềm năng du lịch. Địa hình của huyện khá phức tạp khi có hơn 72% diện tích ở độ cao trên 200 m so với mặt nước biển, bị chia cắt bởi mạng lưới sông suối dày đặc. Đây là khó khăn cho Quỳ Châu trong phát triển kinh tế - xã hội mà trước hết là hạn chế khả năng giao lưu giữa các xã trong huyện và mở mang diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, những hạn chế trên cũng là những yếu tố giúp Quỳ Châu giữ được vốn rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.

Hành chính

Gồm 1 thị trấn và 11 xã

1.Thị trấn Tân Lạc (trước ngày 12/5/2010 gọi là thị trấn Quỳ Châu)
2.Xã Châu Bính
3.Xã Châu Thuận
4.Xã Châu Hội
5.Xã Châu Nga
6.Xã Châu Tiến
7.Xã Châu Hạnh
8.Xã Châu Thắng
9.Xã Châu Phong
10.Xã Châu Bình
11.Xã Châu Hoàn
12.Xã Diên Lãm
 Di tích và danh thắngQuỳ Châu có nhiều thắng cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử có giá trị. Khu di tích hang Bua ở xã Châu Tiến nằm cách trung tâm huyện 15 km, khá thuận tiện về giao thông. Năm 1937, vua Bảo Đại đã về vãn cảnh hang Bua. Hàng năm, vào dịp đón năm mới, huyện Quỳ Châu lại tổ chức lễ hội Hang Bua, thu hút hàng vạn khách về dự hội. Hang Thẩm ồm là nơi nhà bác học người Đức tên Kan Ke khai quật và tìm thấy dấu tích người Việt cổ sống cách đây 1,4 triệu năm. Hiện nay, phòng truyền thống của huyện còn lưu giữ những hiện vật bằng đá và di chỉ hoá thạch của người vượn cổ. Ngoài ra, huyện còn có nhiều hang động núi đá đẹp khác, cùng với những huyền thoại cổ tích của người Thái về lập bản dựng mường. Quỳ Châu có hệ thống sông suối đã tạo ra nhiều thác nước đẹp như thác Đũa, thác Tạt Ngoi, khe Nậm Pông. Đây là lợi thế của huyện để phát triển du lịch sinh thái. Quỳ Châu còn là một trong những điểm du lịch nằm trên tuyến Cửa Lò - Vinh - Nghĩa Đàn - Quỳ Châu - Quế Phong. Huyện đang xây dựng đề án phát triển du lịch sinh thái hang Bua - Thẩm ồm - thác Xao Va - Tạt Ngoi - thác Đũa. Dự án này thành công sẽ mở ra hướng đi mới cho Quỳ Châu trong quá trình hội nhập và phát triển, góp phần vào sự kiện năm du lịch của Nghệ An trong năm 2005.

 Kinh tếLâm nghiệp - ngành kinh tế trọng điểm
Quỳ Châu là huyện có diện tích rừng lớn ở Nghệ An, chiếm gần 60% diện tích đất tự nhiên, đứng thứ tư sau Tương Dương, Con Cuông và Quế Phong. Rừng Quỳ Châu mang đặc tính của rừng nhiệt đới, được phân bổ trên triền dốc lớn, núi cao với nhiều loại gỗ quý như: lim, lát hoa, hoàn linh, săng lẻ,... và nhiều loại cây dược liệu hoài sơn, thiên niên kiện, sa nhân. Trong đó phải kể đến cây quế, được xem như đặc sản của huyện cùng nhiều loài thú như: hươu, nai, gấu,... Tuy nhiên hiện nay những loài thú quý hiếm nói trên đã giảm đi đáng kể. Do đó, cần phải tăng cường các biện pháp nhằm bảo bồn các loài đã nói trên.

Tiểu thủ Công nghiệp
Ngành tiểu thủ công nghiệp với các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát thủ công, hương trầm, tuy chưa phát triển mạnh, nhưng phần nào đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ dân trong huyện. Các ngành thủ công nghiệp đã và đang ngày càng được phát triển, mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng sảnphẩm tạo ra.

Tăng cường kết cấu hạ tầng
Mặc dù, trong những năm qua, bức tranh kinh tế của Quỳ Châu đã khởi sắc, nhưng cơ bản Quỳ Châu vẫn là huyện nghèo, Mở rộng các hình thức thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế. Nổi bật là Dự án Phát triển nông thôn đa lĩnh vực của Chính phủ Bỉ với số vốn đầu tư 3,6 triệu EURO và các dự án nhỏ NGO của các tổ chức phi chính phủ, tạo cơ chế thu hút nguồn vốn trong nước để thúc đẩy nhiều ngành nghề phát triển tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Từ năm 1996 đến năm 2004, trên địa bàn huyện, hàng chục tỷ đồng đã được đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản.

Giáo dục, y tế, văn hóa
Cùng với đẩy mạnh kết cấu hạ tầng, đời sống văn hoá của đồng bào các dân tộc Quỳ Châu ngày càng được nâng cao. Các giá trị văn hoá truyền thống được gìn giữ và phát triển. Toàn huyện có gần 6.000 hộ đạt gia đình văn hoá, 35 đơn vị cơ quan, làng bản đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hoá". Mạng lưới y tế từ huyện xuống cơ sở được củng cố, hạn chế được dịch bệnh xảy ra. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, số học sinh tốt nghiệp các cấp đạt 80% trở lên. Mỗi năm, huyện có từ 20 - 35 em thi đỗ vào các trường cao đẳng và đại học.

Tiến tới xây dựng nền kinh tế bền vững
Nằm ở trung tâm kinh tế vùng Tây Bắc của tỉnh,có nguồn lao động khá dồi dào, với 23,5 nghìn người ở độ tuổi lao động (chiếm 46%) có thể đáp ứng nhu cầu lao động tại chỗ. Tài nguyên khoáng sản quý hiếm (đá quý, vàng, quặng) và nguồn vật liệu xây dựng nhiều như: đá vôi, đá trắng, cát, sỏi, sét, ... đủ khả năng đáp ứng nhu cầu, tiềm năng để phát triển lâm nghiệp do có diện tích rừng lớn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Giao thông ngày càng thuận tiện, đảm bảo sự giao lưu kinh tế văn hoá giữa các vùng trong huyện.

Trồng rừng và Nạn phá rừngĐã có thời điểm, rừng Quỳ Châu bị tàn phá do nạn phá rừng làm nương rẫy. Nhưng do đẩy mạnh công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng, nên trong những năm gần đây, rừng Quỳ Châu được tái sinh nhanh, độ che phủ đạt xấp xỉ 70%. Thêm vào đó, khí hậu và đất đai của Quỳ Châu rất thích hợp để trồng các loại cây đặc sản quý hiếm nên càng tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế rừng, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Tiềm năng lớn về rừng, kinh tế lâm nghiệp diện tích đất chưa sử dụng, Mở rộng diện tích rừng trồng. Hàng năm, huyện trồng mới trên 1.000 ha rừng, bao gồm cả hai lâm trường Quỳ Châu, Cô Ba và Ban Quản lý Rừng phòng hộ Quỳ Châu. Các loại cây đưa vào trồng chủ yếu là quế, lát hoa; các loại cây nguyên liệu như keo lai, bạch đàn được cung cấp cho Nhà máy Giấy Nghệ An và Nhà máy Gỗ MDS. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, bà con trồng măng tre phục vụ xuất khẩu. Từ năm 2004 đến nay, huyện trồng 1.000 ha măng. Thu nhập từ cây măng mang lại khoảng 40 - 50 tỷ đồng/năm, trồng cây cho giá trị kinh tế cao và xây dựng rừng phòng hộ". Ngoài các loại cây lâm nghiệp, Quỳ Châu trồng mía ở những vùng đất đỏ, vùng đồi để cung cấp nguyên liệu cho Công ty Liên doanh Đường Taste & Lyle.

 Định hướng phát triển kinh tếĐể phát triển kinh tế, khai thác hết thế mạnh của mỗi vùng, trong quy hoạch phát triển đến năm 2010, Quỳ Châu đã chia 4 huyện thành vùng sinh thái kinh tế:

1.Gồm có các xã Châu Thuận, Châu Bính, Châu Tiến, Châu Thắng (vùng trên). Đây là vùng trọng điểm lúa của huyện, chiếm 50% diện tích và sản lượng lúa toàn huyện. Vùng này tập trung thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm ổn định nguồn lương thực tại chỗ, làm "bàn đạp" phát triển kinh tế rừng. Du lịch mạo hiểm (thám hiểm các hang động) và du lịch sinh thái, du lịch văn hoá và cung cấp hàng thổ cẩm.
2.Vùng trung tâm gồm thị trấn và xã Châu Hạnh. Đây là trung tâm kinh tế - xã hội của huyện, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ, các loại dịch vụ thương mại. Phát triển nghề truyền thống làm hương trầm, các dịch vụ chế biến nông - lâm sản, buôn bán hàng dịch vụ tổng hợp giải quyết đầu vào, đầu ra cho bà con các vùng sâu vùng xa.
3.Vùng dưới gồm các xã Châu Bình, Châu Nga, Châu Hội. Quỹ đất lớn, nhân dân phát triển kinh tế theo mô hình trang trại. Chỉ tính riêng xã Châu Bình đã có 172 trang trại VACR, thậm chí có nhiều gia đình trồng từ 30 đến 50 ha rừng. Khai hoang mở rộng diện tích trồng mía nguyên liệu cho Nhà máy Đường Nghệ An Taste & Lyle. Đến năm 2004, vùng dưới đã có 1.000 ha mía cung cấp cho nhà máy. Ngoài ra, nhân dân vùng 3 còn mở rộng khai thác khoáng sản như: ru bi, bau xit, đá trắng,...
4.Vùng trong, bao gồm các xã Châu Phong, Châu Hoàn, Diên Lãm. Vùng này có trên 1 vạn dân sinh sống, diện tích 36 nghìn ha, 100% là đồng bào dân tộc Thái. Đây là vùng xa, những địa phương khó khăn nhất của huyện. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 1,5 - 2% diện tích tự nhiên. Đặc biệt, giao thông giữa các vùng này còn rất nhiều cách trở.
Nhiệm vụ chủ yếu của vùng 4 là củng cố và phát triển vốn rừng, trong đó có trên 11 nghìn ha trong khu rừng đặc dụng Pù Huống. Phát triển mạnh chăn nuôi, nhất là con có sừng như trâu, bò, dê,...

Tags: Huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An

Văn hóa - Xã hội khác:

3/7/2018 - Những cách chống nắng nóng trên 40 độ "bá đạo"
24/6/2018 - Nửa cuối năm, cơn sốt đất nền liệu có tiếp diễn?
21/6/2018 - Lật tẩy 5 mánh lừa tinh vi của “cò” đất năm 2018
15/12/2014 - Cánh đồng hoa hướng dương ở Nghĩa Đàn Nghệ An
19/5/2014 - Đêm kinh hoàng trên biển
17/5/2014 - Kiều nữ Hải Dương tự hành xác vì bị suy sụp
17/5/2014 - Bằng chứng tố giác Trung Quốc hung hãn ở Biển Đông
17/5/2014 - Tàu Trung Quốc tông hỏng 3 tàu cá Việt Nam
17/5/2014 - Những hình ảnh nóng từ Hoàng Sa
17/5/2014 - Ngày 16/5, TQ điều thêm 27 tàu bảo vệ giàn khoan trái phép
16/5/2014 - Nữ tình nguyện viên chăm sóc công nhân TQ bị thương
16/5/2014 - Tàu Trung Quốc mở bạt che súng, uy hiếp tàu Việt Nam
16/5/2014 - Người dân nhiệt tình giúp đỡ công nhân TQ ở Vũng Áng
16/5/2014 - 6 tàu cá công suất lớn ra Hoàng Sa tiếp sức bảo vệ chủ quyền
15/5/2014 - Công nhân Bình Dương thất nghiệp sau vụ đập phá nhà máy
 
  TIN TIÊU ĐIỂM    
Ship giỏ quà tặng tết ở tại TP Vinh Nghệ An
Top 10 Cửa hàng hoa tươi Thành phố Vinh, Nghệ An
Dây đai Curoa, đai răng, Băng tải PVC, cao su
In tem nhãn mác, decal nhựa dẻo, nhựa đục
Cho thuê giàn giáo, cốp pha tại TP Vinh Nghệ An
Công ty chuyển fast nhanh Hàng Không Vinh
Cơ sở sản xuất gạch Block Nghệ An
Dạy, đào tạo môn quần vợt tennis ở tại TP Vinh Nghệ An
Công ty du học Úc, Nhật Bản tại TP Vinh Nghệ An
Những mẫu website đẹp nhất 2013
Công ty cung cấp dịch vụ kế toán Nghệ An
Công ty du lịch tại nghệ an,hà tinh,công ty du lịch anh em travel (Công ty du lịch tại nghệ an)
   
   
   
   
  HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN    
Hôm nay: 8,319
Tất cả: 58,831,156
 
 
  Trang chủ I  Van hóa Xã h?i   I  Kinh tế   I  Thế giới   I  Pháp luật   I  Khoa - Giáo   I  Giới trẻ   I  Thể thao   I  Thời trang   I  Đời sống   I  Giải trí   I  
© Copyright 2012 tintucnghean.com, All rights reserved
Add: TP Hồ Chí Minh - Việt Nam