>> KHOA - GIÁO - GIÁO DỤC

Rối vì những quy chế xếp loại
Tin đăng ngày: 11/5/2012 - Xem: 3744

Nhưng gần như các cột điểm đều là Đ, hiếm hoi vài ba chữ CĐ cho ra vẻ... tự nhiên.

Giờ học nhạc của học sinh lớp 7A8 Trường THPT Lương Thế Vinh, TP.HCM - Ảnh: Như Hùng

Có giáo viên thừa nhận không cần tốn công dạy dỗ gì cho hao hơi tổn sức. Bởi học sinh được chia ra hai loại ấy, khỏi dạy cũng có thể phân loại được.

Thay đổi liên tục

Trên thực tế, các môn năng khiếu (thể dục - nhạc - mỹ thuật) lâu nay luôn được xếp sau môn học khác và còn mang dáng dấp của “kẻ phá bĩnh”, bởi nếu xếp loại của một trong ba môn này làm “vướng chân” học sinh được xếp loại giỏi học kỳ hay cuối năm, giáo viên chủ nhiệm một là năn nỉ giáo viên năng khiếu nâng xếp loại lên hoặc nếu không xin (hay xin không được) thì sẽ nhìn giáo viên năng khiếu bằng đôi mắt khó chịu.

Dĩ nhiên không phải ai cũng vậy. Tuy điều quan trọng hơn là sự rối rắm bởi những quy chế dành riêng cho môn năng khiếu. Trong vòng vài năm mà quy chế xếp loại thay đổi liên tục. Từ xếp loại bằng chữ (giỏi - khá - trung bình - yếu - kém) đến cho điểm như các môn khác (chỉ có một năm) rồi chuyển lại kiểu xếp loại bằng chữ, bây giờ theo thông tư mới nhất, sức học của học sinh chỉ còn gói gọn vào đạt và chưa đạt yêu cầu. Đến kiểu xếp loại này, coi như chấm hết những lý tưởng, hoài bão của các giáo viên năng khiếu trẻ, luôn xây dựng những tiết học thu hút học sinh bằng đồ dùng dạy học sinh động, bắt mắt.

Cô H.Y.; một giáo viên dạy mỹ thuật tại An Giang, cho biết bây giờ có làm sao cũng vô ích, trừ những em thật sự có năng khiếu yêu thích môn mỹ thuật còn chăm chú học tập, còn lại các em học rất chán, vì các em bảo nhau học làm sao cũng đạt thôi. Vào tiết, học sinh thờ ơ, vẽ vời hát hò lung tung, vớ vẩn, những em ngoan hiền thì vẫn học tốt (sợ bị ghi sổ đầu bài). Cũng dễ hiểu - những bài xuất sắc bị đánh đồng với các bài thường thường (cũng là đạt yêu cầu), không có sự phân biệt rõ ràng như điểm 10 với điểm 5, các em học không có sự phấn đấu.

Ngược mục tiêu

Còn môn nhạc, một thầy giáo dạy môn này tâm sự: “Từ khi xếp loại theo quy chế mới, học sinh học sa sút thấy rõ, bảo nó hát tập đọc nhạc, nó đọc đoạn đầu một khúc, đoạn sau một khúc, hay làm sao vừa đủ đạt yêu cầu thì thôi”. Đặc biệt là thái độ thiếu tôn trọng giáo viên của các em thể hiện rõ, nhưng chúng tôi bất lực vì không thể dùng biện pháp gì để khiến các em nể sợ, làm gì cũng vướng vào các chính sách chủ trương giáo dục tích cực, thân thiện. Dù hết lòng thiết kế tiết học tốt, các em cũng không thiết tha tiếp thu hay tham gia xây dựng nữa, hoặc chơi xong tiết đó rồi thôi, tiết sau quên hết những gì vừa được chơi - học ở tiết trước. Bị xếp loại không đạt yêu cầu đồng nghĩa với thi lại, nên cấp trên luôn “nháy mắt” với chúng tôi để hạn chế xếp loại chưa đạt, để học sinh “rộng cửa”, và thành tích của trường không bị ảnh hưởng. Làm vậy có đúng theo các tiêu chí trong “chuẩn nghề nghiệp” hay không? Nhưng vẫn phải làm!

Muốn thay đổi cái gì cũng phải lấy ý kiến của những người trong cuộc, tiếp cận gần gũi với hoàn cảnh thực tế, và ít nhất cũng phải áp dụng từ đầu năm học. Giáo viên chúng tôi luôn trong thế bị động, phản ứng nguội, nhưng sai sót thì luôn phải chịu khiển trách...

Năng khiếu thì phải thoải mái, dễ học, nhưng bị biến thành tầm thường, đơn giản thì việc dạy và học chỉ còn con đường đi ngược với mục tiêu giáo dục hoàn thiện con người bằng văn - thể - mỹ.

Dư luận băn khoăn

Thông tư ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông do Bộ GD-ĐT ban hành có hiệu lực từ ngày 26-1-2012. Theo đó, các môn âm nhạc, mỹ thuật, thể dục được đánh giá bằng cách nhận xét kết quả học tập theo hai mức đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu. Môn giáo dục công dân sẽ được kết hợp giữa đánh giá bằng cách cho điểm song song với nhận xét kết quả học tập, trong đó có nhận xét về sự tiến bộ trong rèn luyện đạo đức, hành vi, lối sống của học sinh và đây chính là căn cứ để tham khảo khi xếp hạnh kiểm.

Trước đó, khi đưa dự thảo thông tư ra lấy ý kiến, nhiều giáo viên, cán bộ quản lý tỏ ra băn khoăn với cách thức thực hiện quy định bỏ việc đánh giá bằng cách cho điểm đối với các môn học trên.

Theo Tuoitre

Tags: Rối vì những quy chế xếp loại

Giáo dục khác:

18/8/2024 - Thiết bị bếp trường học mầm non, tiểu học ở Vinh Nghệ An
17/5/2014 - Bài văn cảm động gửi ba ở Trường Sa
15/5/2014 - 450 học sinh tiểu học xếp hình bản đồ Tổ quốc và nhìn về Biển Đông
14/5/2014 - Bài văn tả ông bố lười chỉ thích... nằm ườn
25/4/2014 - Bộ GD xin rút đề án đổi mới SGK khỏi kỳ họp 7 của Quốc hội
25/4/2014 - Bộ GD-ĐT xin rút nội dung thảo luận đề án chương trình, sách giáo khoa
24/4/2014 - Hai cô gái túm tóc, đạp chân vào mặt nữ sinh giữa lớp học
23/4/2014 - Học sinh bỗng dưng bỏ học hàng loạt
23/4/2014 - 100% teen Lương Thế Vinh không chọn thi tốt nghiệp môn Sử
23/4/2014 - Lần đầu tiên Hà Nội có học sinh đạt giải nhất quốc gia Sử
19/4/2014 - Nhiều trường đại học giới hạn chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển
19/4/2014 - Ít trò chọn môn Sử, thầy xót xa
19/4/2014 - Cao đẳng thực hành HUTECH: Vững tay nghề, chắc tương lai
17/4/2014 - Đang tư vấn tuyển sinh vào Trường THPT FPT
16/4/2014 - Trường mầm non TP HCM sẽ nhận trẻ 6-18 tháng tuổi
 
  TIN TIÊU ĐIỂM    
Ship giỏ quà tặng tết ở tại TP Vinh Nghệ An
Top 10 Cửa hàng hoa tươi Thành phố Vinh, Nghệ An
Dây đai Curoa, đai răng, Băng tải PVC, cao su
In tem nhãn mác, decal nhựa dẻo, nhựa đục
Cho thuê giàn giáo, cốp pha tại TP Vinh Nghệ An
Công ty chuyển fast nhanh Hàng Không Vinh
Cơ sở sản xuất gạch Block Nghệ An
Dạy, đào tạo môn quần vợt tennis ở tại TP Vinh Nghệ An
Công ty du học Úc, Nhật Bản tại TP Vinh Nghệ An
Những mẫu website đẹp nhất 2013
Công ty cung cấp dịch vụ kế toán Nghệ An
Công ty du lịch tại nghệ an,hà tinh,công ty du lịch anh em travel (Công ty du lịch tại nghệ an)
   
   
   
   
  HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN    
Hôm nay: 102,286
Tất cả: 75,324,985
 
 
  Trang chủ I  Văn hóa Xã hội   I  Kinh tế   I  Thế giới   I  Pháp luật   I  Khoa - Giáo   I  Giới trẻ   I  Thể thao   I  Thời trang   I  Đời sống   I  Giải trí   I  
© Copyright 2012 tintucnghean.com, All rights reserved
Add: TP Hồ Chí Minh - Việt Nam