Huyện Yên Thành, được thành lập tách ra từ huyện Đông Thành, Phủ Diễn Châu, từ năm Minh Mệnh thứ 18 (1838). Phủ Diễn Châu tức Châu Diễn, là một bộ phận của bộ Hoài Hoan, một trong 15 bộ của của nước Văn Lang thời vua Hùng Dựng nước. Dưới thời Bắc thuộc, Diễn Châu thuộc huyện Hàm Hoan đời Hán, quận cửu Đức đời Ngô, quận cửu Chân Đời Lương, quận Nhật Nam đời Tuỳ, châu nam Đức, Đức Châu rồi Hoan Châu, đời Đường. Năm Trịnh quán I (627) đời Đường, phía bắc Hoan Châu gọi là Diễn Châu. Tên Diễn Châu bắt đầu được gọi từ đó. Diễn Châu có lúc gọi là quận Long Tri gồm 7 huyện: Trung Nghĩa; Hoài Hoan; Long Tri; Tứ Nông; Võ lung; Võ Dung; và Võ Kim, trị sở đóng tại Quỳ Lăng (Lăng thành). Hiện nay Yên Thành có 39 đơn vị hành chính gồm 38 xã và một thị trấn
Diện tích: 54.990,08 ha Dân số: 275.105 người Thành phần dân tộc: Kinh
Vị trí địa lý: Huyện Yên Thành thuộc tỉnh Nghệ An, phía Đông giáp huyện Diễn Châu, Tây giáp huyện Đô Lương, huyện Tân Kỳ, Nam giáp huyện Đô Lương, huyện Nghi Lộc, Bắc giáp huyện Tân Kỳ và huyện Quỳnh Lưu.
Về giao thông Huyện Yên thành nằm phía tây đường quốc lộ 1A, trên trục đường tỉnh lộ 538 nối quốc lộ 1A (đoạn Cầu Bùng) với đường quốc lộ 7 đoạn Công Thành.
Về kinh tế: Chủ đạo là phát triển kinh tế nông nghiệp, trồng lúa và chăn nuôi tự túc Nông nghiệp ở Yên Thành phát triển phần lớn do tác dụng của con sông Đào thời Pháp thuộc, con sông này lấy nước từ Sông Lam nhờ Bara Đô Lương. Côn sông này cung cấp nước tưới cho ba huyện Yên Thành - Diễn Châu - Quỳnh Lưu. Yên Thành còn nổi tiếng với 02 con kênh. kênh Vách Nam đào vào những năm 1960-1965, bắt đầu từ Chòm 6 Tănh Thành, chảy về sông Bùng Diễn Châu, thoát nước tránh ngập lụt cho các xã Long Thành, Vịnh Thành... Kênh Vách Bắc đào vào những năm 1976-1978, bắt đầu từ Phúc Tụ (Văn Thành), chảy về phía bắc của huyện, dài khoảng 20km, tiêu nước cho vùng Hoa Thành, Văn Thành, Tăng Thành về mùa bão lũ, bảo đảm phát triển nông nghiệp.
Cơ cấu tổ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân: Nguyễn Văn Ninh Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Nguyễn Tiến Lợi Bí thư Huyện ủy: Phan Văn Tân
Khái quát về quá trình hình thành địa lý, lịch sử, phát triển của huyện Yên Thành Huyện Yên Thành, được thành lập tách ra từ huyện Đông Thành, Phủ Diễn Châu, từ năm Minh Mệnh thứ 18 (1838). Phủ Diễn Châu tức Châu Diễn, là một bộ phận của bộ Hoài Hoan, một trong 15 bộ của của nước Văn Lang thời vua Hùng Dựng nước.
Dưới thời Bắc thuộc, Diễn Châu thuộc huyện Hàm Hoan đời Hán, quận cửu Đức đời Ngô, quận cửu Chân Đời Lương, quận Nhật Nam đời Tuỳ, châu nam Đức, Đức Châu rồi Hoan Châu, đời Đường. Năm Trịnh quán I (627) đời Đường, phía bắc Hoan Châu gọi là Diễn Châu. Tên Diễn Châu bắt đầu được gọi từ đó. Diễn Châu có lúc gọi là quận Long Tri gồm 7 huyện: Trung Nghĩa; Hoài Hoan; Long Tri; Tứ Nông; Võ lung; Võ Dung; và Võ Kim, trị sở đóng tại Quỳ Lăng (Lăng thành). Được quyền tự chủ, các triều đại Ngô (939-967); Đinh (968-980) vẫn chọn Quỳ Lăng làm lỵ sở Châu Diễn. Thời triều Lê (980-1009) lỵ sở Châu Diễn chuyển về Kẻ Dền, Công Trung Thượng (xã Văn Thành).
Sách “Đại Nam nhất thống chí” thì đây là cơ sở của hoàng tử con vua Lê Đại Hành và Lê long Ngân (còn có tên là Long Toàn, Lê Ngân Tích), được phong làm Đông Thành Đại Vương, đã chọn kẻ Dền đắp thành xưng đế. Với ý đồ xây dựng Châu Diễn làm vùng cát cứ lâu dài; (ở kẻ Dền vẫn còn dấu tích của thành vua Dền, như nền thành, tường thành, hào nước bao quanh, các xã lân cận còn có tên là Triều Nha, Hậu Nha, Triều Đường, Thượng Thành, Hạ thành, bến tàu Voi, đồng lùm Hoa, kho Vàng, kho tiền...mang đậm dấu vết một triều đô cũ.)
“Núi Mã Yên (Yên Ngựa) xã hương Khê, huyện Yên Thành, một ngọn núi cao, trong đám núi trông như hình yên ngựa; sườn núi có một hố sâu, rộng đến vài trượng, gọi là huyệt Vương Mẫu. Tục truyền con vua Lê Đại Hành giữ Phủ Diễn Châu ( châu lỵ đóng ở Công Trung) có táng mộ bà mẹ ở đây, khi nhà Lý cướp ngôi nhà Lê, Lê Hoàng tử bèn giữ châu tự xưng làm đế. Nhà Lý đánh không nổi, phải ngầm mượn người đào mộ ấy lên, rồi sau mới dẹp tan được” (Đại nam nhất thống chí quyển 14-15 trang 53)
Trên dãy Mã yên vẫn còn dấu tích của Động Huyệt và những huyền thoại về kẻ Dền. Tháng 11 năm 1041 vua Lý Thái tổ cử Lý Nhật Quang vào làm tri châu Nghệ An, Lý Nhật Quang đã dừng chân tại Công Trung Đông và Tràng Thành Nam để nghiên cứu nơi thành lập trị sở (Nghệ An) sau đó mới lên đặt tri sở tại Mượu xã Bạch đường (Anh Sơn) Từ đây cũng bắt đầu cuộc di dân từ bắc vào khai phá đồng ruộng, lập làng. ở Công Trung Đông; Tam toà, Hợp thành và Tràng Thành Nam Hoa Thành còn đền thờ Lý Nhật Quang, năm thiên thành thứ 3 đời vua Lý Thái Tông (1036), nhập Hoan Diễn Thành châu Nghệ An, thời Trần gọi là huyện Thổ Thành, vua Trần Duệ Tông năm Long khánh thứ 2 (1374) đổi làm lộ Diễn Châu. Vua Trần Thuận Tông năm Quang Thái thứ 10 (1379) đặt là trấn Vọng Giang.
Nhà Trần vẫn tiếp tục phái thân vương Trần Quốc Khang vào trấn trị Diễn Châu. Mùa xuân năm 1270 Tĩnh Quốc đại Vương Trần Quốc Khang (anh vua Trần Thánh Tông) được phong làm vọng Giang phiêu kỵ đô thượng tướng quân, đã tiếp tục xây dựng kẻ Dền lỵ sở Châu Diễn. Trần Quốc Khang đã mở mang trị sở, ý đồ chuẩn bị để xưng đế “Xây dựng phủ đệ, lang vũ vòng quanh lộng lẫy quá mức thường, vua nghe tin sai người đến xem, Tĩnh quốc sợ, nên tô tượng phật để thờ, nay là chùa Thông” (đại việt sử ký toàn thư, tập II của Ngô Sỹ Liên, Hà nội 1971 trang 41).
Trần Quốc Khang đã xây dựng kẻ Dền, chùa Thông như là một đế đô, bao gồm chợ búa, làng xã, trại lính và đắp con đường từ kẻ Dền lên Chùa Thông gọi là đường Vua.
Đời nhà Hồ, Hồ Hán Thương đổi tên làm phủ Linh Nguyên (1403) thời thuộc Minh gọi là huyện Đông Ngàn.
Năm 1428, sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi chia nước làm 5 đạo, Diễn Châu thuộc đạo Hải Tây
Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đời Lê Thánh Tông phủ Diễn Châu thuộc thửa tuyên Nghệ An, phủ Diễn Châu lúc này gồm 2 huyện Đông thành và Quỳnh Lưu. Huyện Đông thành bao gồm cả huyện Yên Thành, Diễn Châu và một số xã của Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương, Nghi Lộc ngày nay. Lỵ sở Phủ Diễn Châu chuyển từ Kẻ Dền (Công Trung) về Thành Trài (Đông Lũy) Diễn Hồng.
Thời nhà Lê, huyện Đông thành và huyện Quỳnh Lưu đều do phủ Diễn Châu kiêm lý. Đến thời Tây Sơn Quang Trung, Nguyễn Huệ đổi Nghệ An thành trấn Nghĩa An, phủ Diễn Châu thuộc trấn Nghĩa An, phủ lỵ dời về làng Tiền Lý (Diễn Ngọc).
Năm 1802 Gia Long đổi Nghĩa An thành Nghệ An, phủ Diễn Châu vẫn gồm 2 huyện Đông thành và Quỳnh Lưu. Huyện Đông thành gồm 7 tổng: Cao Xá; Vạn Phần; Quan Trung; Quan Triều; Thái Trạch; Vân Tụ; Hoàng Trường. Gồm 242 xã và thôn động.
Mùa xuân năm Minh Mệnh thứ 18 (1837) từ huyện Đông thành tách ra thành 2 huyện: Đông thành và Yên Thành, theo hướng Đông Tây; huyện Yên Thành ở về phía Bắc, trị sở đóng tại Yên Lý (gần chợ huyện xã Diễn Yên). Huyện Đông thành đóng ở phía nam, trị sở đóng tại làng Cao Xá, xã Diễn Thành, huyện nào cũng có núi, có đồng bằng và có biển.
Huyện Yên Thành gồm các tổng: Hoàng Trường, Vạn Phần, Thái Trạch, Quan Triều và Cự Lâm do phủ Diễn Châu thống hạt. Năm Minh Mệnh thứ 21 (1840) trích tổng Cự Lâm lập huyện Nghĩa Đàn.
Năm Tự Đức thứ 4 (1851), bởi chức tri huyện Yên Thành đóng ở Yên Lý mà do tri phủ Diễn Châu kiêm nhiếp cả 2 huyện.
Năm Thành Thái thứ 10 (1898) Thực dân Pháp và chính quyền nhà Nguyễn nhận thấy chia 2 huyện theo chiều đông tây, thì địa dư từ tây sang đông quá dài, bề ngang lại hẹp nên chia lại hai huyện theo chiều Nam Bắc. Huyện Đông thành về phía đông, huyện Yên thành về phía Tây, đều thuộc Phủ Diễn Châu
Huyện Yên Thành gồm các tổng: Quỳ Trạch (tức Thái trạch); Quan Hoá (tức quan triều) Vân Tụ; Quan Trung và lập thêm tổng Vân Hội, lỵ sở Yên thành chuyển về làng Phụng Luật xã Hợp thành.
Từ năm 1919, bỏ cấp phủ, đổi huyện Đông thành, phủ Diễn Châu ngang cấp với huyện Yên Thành.
Từ năm 1898 đến năm 1945 huyện Yên thành có 5 tổng 136 làng xã; sau cách mạng tháng Tám năm 1945 cắt các làng Xuân Lạc (kẻ Năn), Phượng Kỷ (trại lạ) Quỳ Hậu (kẻ Mưng), Yên Lương, Mỹ hoá, Trịnh Sơn (kẻ rọc) về Anh Sơn; cắt Trị Nội; Hội Yên về Nghi Lộc. Sau năm 1955 cắt phía bắc Nghĩa Môn, làng Cận về Quỳnh Lưu.
Sau khi giành lại chính quyền vào ngày 28/8/1945, Yên thành đã xây dựng chính quyền nhà nước địa phương phát triển vững chắc, đến nay huyện Yên Thành có 38 xã và 1 thị trấn, 12 thị tứ, với số dân là 275.165 người (theo số liệu thống kê đến ngày 31 tháng 12 năm 2008).
Thông tin về diện tích, dân số của các xã trong huyện
Thị trấn Diện tích : 262.55 ha, Dân số : 4227 người Xã: Bắc Thành Diện tích : 1050.96 ha, Dân số : 6151 người Xã: Công Thành Diện tích : 1239.12 ha, Dân số : 10383 người Xã: Hợp Thành Diện tích : 428.55 ha, Dân số : 6431 người Xã: Bảo Thành Diện tích : 909.67 ha, Dân số : 6562 người Xã: Khánh Thành Diện tích : 548.67 ha, Dân số : 6274 người Xã: Hậu Thành Diện tích : 2326.62 ha, Dân số : 10381 người Xã: Hồng Thành Diện tích : 504.78 ha, Dân số : 5963 người Xã: Hoa Thành Diện tích : 347.49 ha, Dân số : 4660 người Xã: Phú Thành Diện tích : 669.24 ha, Dân số : 6840 người Xã: Nhân Thành Diện tích : 945.12 ha, Dân số : 8637 người Xã: Nam Thành Diện tích : 586.36 ha, Dân số : 6246 người Xã: Mỹ Thành Diện tích : 1557.49 ha, Dân số : 8192 người Xã: Minh Thành Diện tích : 2433.23 ha, Dân số : 5460 người Xã: Lăng Thành Diện tích : 4935.82 ha, Dân số : 7401 người Xã: Lý Thành Diện tích : 810.54 ha, Dân số : 3685 người Xã: Long Thành Diện tích : 963.77 ha, Dân số : 9301 người Xã: Liên Thành Diện tích : 799.19 ha, Dân số : 7113 người Xã: Kim Thành Diện tích : 2393.61 ha, Dân số : 3756 người Xã: Tăng Thành Diện tích : 824.34 ha, Dân số : 6516 người Xã: Tây Thành Diện tích : 1987.65 ha, Dân số : 3035 người Xã: Tân Thành Diện tích : 2558.05 ha, Dân số : 8568 người Xã: Trung Thành Diện tích : 747.81 ha, Dân số : 5625 người Xã: Thịnh Thành Diện tích : 2880.47 ha, Dân số : 6561 người Xã: Thọ Thành Diện tích : 797.88 ha, Dân số : 5139 người Xã: Quang Thành Diện tích : 2180.02 ha, Dân số : 12827 người Xã: Sơn Thành Diện tích : 1508.76 ha, Dân số : 7270 người Xã: Phúc Thành Diện tích : 1592.04 ha, Dân số : 9608 người Xã: Đồng Thành Diện tích : 3082.24 ha, Dân số : 7582 người Xã: Đức Thành Diện tích : 1438.71 ha, Dân số : 8191 người Xã: Đại Thành Diện tích : 806.72 ha, Dân số : 3128 người Xã: Đô Thành Diện tích : 1052.23 ha, Dân số : 12966 người Xã: Mã Thành Diện tích : 5184.67 ha, Dân số : 11207 người Xã: Xuân Thành Diện tích : 1262.07 ha, Dân số : 7584 người Xã: Văn Thành Diện tích : 995.94 ha, Dân số : 8944 người Xã: Vĩnh Thành Diện tích : 1199.17 ha, Dân số : 7785 người Xã: Viên Thành Diện tích : 857.69 ha, Dân số : 7011 người Xã: Hùng Thành Diện tích : 15.280 ha, Dân số: 5.585 người Xã: Tiến Thành Diện tích : 3321.17 ha, Dân số: 5.288 người
|