>> VAN HÓA XÃ H?I - VĂN HÓA - XÃ HỘI

Thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa
Tin đăng ngày: 25/2/2012 - Xem: 3761

Bỉm Sơn là một thị xã trực thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Thị xã Bỉm Sơn được xác định là trung tâm kinh tế của vùng kinh tế động lực, đồng thời là cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thanh Hóa.

Bỉm Sơn, Thanh Hoá

Điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lý

  • Phía Bắc giáp thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình;
  • Phía Đông giáp huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình và huyện Hà Trung, Thanh Hóa (xã Hà Vinh);
  • Phía Nam giáp huyện Hà Trung, Thanh Hóa (các xã Hà Thanh, Hà Vân, Hà Dương);
  • Phía Tây giáp huyện Hà Trung, Thanh Hóa (các xã Hà Bắc, Hà Long).

Nằm ở toạ độ 20°18’ – 20°20’ vĩ độ Bắc và 105°55’ – 115°05’ kinh độ Đông, Bỉm Sơn cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Bắc, cách thành phố Thanh Hóa 34 km về phía Nam, nằm trên mạng lưới giao thông vận tải thuận lợi với tuyến đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A chạy qua, tạo nên mối giao thương rộng lớn với các tỉnh trong vùng và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

 Địa hình

Bỉm Sơn là vùng đất thấp dần từ Tây sang Đông. Tuy diện tích không rộng nhưng Bỉm Sơn vừa có vùng đồng bằng, vùng núi đá, vùng đồi và sông suối.

  • Vùng đồi núi có diện tích 50,97 km2, chiếm 76,3%.
  • Vùng đồng bằng có diện tích 15,19 km2, chiếm 23,7%[5]

Khí hậu

 Tài nguyên thiên nhiên

 Tài nguyên đất

Thị xã Bỉm Sơn có 2 nhóm đất chính là đất phù sa, đất xám Feralit, cụ thể:

  1. Đất phù sa: 999,22 ha, trong đó:
    1. Đất phù sa chua Glây nặng: nằm 6 vùng địa hình thấp trũng; diện tích: 126,26 ha, phân bố tập trung ở các xã: Hà Lan, Quang Trung, phù hợp với phát triển trồng lúa nước, nuôi trồng thuỷ sản.
    2. Đất phù sa biến đổi Glây nặng diện tích: 872,96 ha, phân bố ở các địa hình vàn, vàn cao, thuận lợi cho việc trồng lúa, màu và cây công nghiệp hàng năm, khả năng tăng vụ khá cao.
  2. Diện tích đất xám: 4.193,93 ha, gồm các loại:
    1. Đất xám Feralit đá lẫn nông 3.535,86 ha.
    2. Đất xám Feralit đá lẫn sâu 658,07 ha. Độ dày tầng đất khá thuận lợi cho cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày phát triển.

 Tài nguyên khoáng sản

Bỉm Sơn có khoáng sản chủ yếu là đá vôi, đá sét. Trong đó:

  • Đá vôi mỏ Yên Duyên: 3.000 triệu tấn, diện tích phân bố: 1000 ha;
  • Đá phiến sét mỏ Cổ Đam, trữ lượng 60 triệu tấn, diện tích phân bố: 200 ha;
  • Sét xi măng (mỏ Tam Diên) trữ lượng 240 triệu tấn, diện tích phân bố: 200 ha;
  • Đất san lấp (Thung Cớn) trữ lượng: 3,5 triệu tấn, diện tích: 100 ha;
  • Hai mỏ sét để sản xuất gạch ngói tại xã Hà Lan trữ lượng 19 triệu tấn, diện tích 30 ha.[6]

Tài nguyên nước

Hệ hống sông ngòi, ao, hồ của Bỉm Sơn, sông suối ngắn và nhỏ nguồn nước mặt nghèo nàn biến động thất thường theo mùa: mùa mưa ngập úng, mùa khô thiếu nước.

Các suối: suối Sòng, Chín Giếng, Cổ Đam, khe Gỗ, 3 voi, Khe cạn đều đổ ra sông Hoạt, qua kênh Tam Điệp.

Tổng lưu lượng nước về mùa lũ: 1.685.000 m3/ngày đêm, về mùa kiệt: 9.513m3/ngày đêm.

Nước ngầm khá phong phú, do địa hình đá vôi, Bỉm Sơn có nhiều hang động, sông suối ngầm có thể cung cấp nước cho cả thị xã, kết quả thăm dò 56km2 khu vực thị xã Bỉm Sơn (đoàn địa chất 47) được hội đồng trữ lượng nước quốc gia thông qua khẳng định: Khu vực nước Bỉm Sơn có trữ lượng nước ngầm thuộc cấp A + B = 41.300m3/ngày, đêm.[6]

 Tài nguyên rừng

Rừng Bỉm Sơn chủ yếu là rừng trồng, thực vật tự nhiên trên núi đá chủ yếu là cây lùm bụi, cây gỗ mọc rải rác không có trữ lượng, diện tích: 1.141,57 ha. [6]

Động vật rừng nghèo nàn, chủ yếu là một vài loài bò sát và chồn, cáo trên núi đá.

 Lịch sử

  • Ngày 29-6-1977: Thị trấn Bỉm Sơn được thành lập nhằm hỗ trợ cho Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn - nhà máy sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ.
  • Ngày 18-12-1981: Thị xã Bỉm Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Bỉm Sơn, thị trấn Nông trường Hà Trung và 2 xã Quang Trung, Hà Lan, thuộc huyện Trung Sơn (nay là huyện Hà Trung).[5]

Dân số

Theo thông tin từ cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa, đến thời điểm 31/12/2008, dân số Bỉm Sơn có 59.747 người[6]

 Hành chính

Thị xã có 8 đơn vị hành chính trực thuộc (6 phường và 2 ):

Kinh tế

Thị xã Bỉm Sơn là một mũi nhọn phát triển công nghiệp của xứ Thanh. Theo thống kê năm 2006, cơ cấu kinh tế của thị xã: Công nghiệp – xây dựng 75,2%, Thương mại - Dịch vụ 20,5%, Nông – Lâm nghiệp 4,3%.[5] Trong giai đoạn 2005 - 2010, thị xã đã đạt được những thành tựu kinh tế như sau:

  • Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân hàng năm 13,9%, gấp 1,9 lần so với những năm 2005.
  • Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh, loại hình phong phú, đa dạng, trên địa bàn thị xã có 233 doanh nghiệp, trong đó có 160 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
  • Giá trị dịch vụ tăng bình quân hàng năm 27,6%, gấp 3,4 lần so với năm 2005.
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2010 ước đạt 678 tỷ đồng, gấp 2,4 lần năm 2005.
  • Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2010 ước đạt 30 triệu USD.
  • Mức huy động vốn năm 2010 ước đạt 1.796 tỷ đồng, tăng 2,65 lần năm 2005.[7]

Các công ty, xí nghiệp lớn trên địa bàn thị xã:

  • Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp trọng điểm của tỉnh đóng trên địa bàn thị xã. Công ty với tiền thân là Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được thành lập vào ngày 4 - 3 - 1980.[8]. Ngày 01/05/2006 chuyển đổi thành Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Công suất của nhà máy là 4 triệu tấn/năm. Là đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới.[9]
  • Nhà máy ô tô VEAM được xây dựng trên địa bàn phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 28/9/2009. Công suất thiết kế là 33.000 xe/năm.[10]
  • Công ty LILAMA5 trên địa bàn phường Ba Đình.
  • Công ty cổ phần Xây lắp và cơ giới 15 (LICOGI 15) trên địa bàn phường Ba Đình.

 Văn hóa - Xã hội

 Giáo dục

Thị xã Bỉm Sơn là một trong những vùng "đất học" của tỉnh Thanh Hóa. Trường PTTH Bỉm Sơn thường có tỉ lệ đậu đại học hàng năm chỉ xếp sau trường PTTH chuyên Lam Sơn trong tỉnh. Trong những năm gần đây, tỉ lệ học sinh Bỉm Sơn đỗ vào các trường đại học đạt trên 40%, riêng năm 2006 đạt 62%.[5]

Trên địa bàn thị xã có trường cao đẳng tài nguyên và môi trường miền Trung và cơ sở 2 của trường cao đẳng nghề LILAMA 1.

 Lễ hội

Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội

Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội được tổ chức hàng năm để thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử được nhân dân ta tôn thờ. Ngoài ra, cũng là thời điểm nhân dân thị xã tỏ lòng nhớ ơn tới vị hoàng đế ảo vải Quang Trung. Tại nơi đây, năm 1789, Nguyễn Huệ đã cùng Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở đã dừng chân để tập kết quân lương, chiêu mộ binh lính, trước khi tiến ra bắc đánh bại 29 vạn quân Thanh. Trong dân gian còn có câu:

lễ hội Đền Sòng thường diễn ra từ ngày mùng 10/2 đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Nhưng đông vui nhất là ngày 26/2, tương truyền là ngày Thánh Mẫu hạ giới.[12]

Lễ hội đền thờ bát Hải Long Vương

Đền thờ bát Hải Long Vương là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Lễ hội được tổ chức vào 24 - 8 âm lịch.[13]

Di tích, danh thắng

Đèo Ba Dội

Bài chi tiết: Đèo Tam Điệp

Đèo Ba Dội (hay còn gọi là đèo Tam Điệp) nằm giữa 2 tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình. Đèo Ba Dội đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.[14]

Hồ Cánh Chim

Hồ Cánh Chim có diện tích 201.000m2 và 33.000m3 nước trữ lượng. Sở dĩ có tên là Cánh Chim vì đứng trên đèo Ba Dội nhìn xuống, hồ có dáng một con chim đang vút cánh bay cao.[14] Hồ Cánh Chim là một danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia.

Quần thể động Cửa Buồng

Hệ thống động Cửa Buồng gồm 3 động: Động Cô Tiên, động Đào Nguyên và động Cửa Buồng, nằm giữa 2 núi Tượng Sơn và Điểu Sơn (núi hình con voi và núi hình con chim). Nhiều danh nhân đã từng tới đây và để lại dấu ấn của mình.

Năm 1408, Nguyễn Trãi trên đường tìm minh chủ Lê Lợi đã qua đây và viết ở phiến đá giữa cửa động chữ Trãi theo lối chữ triện, đến nay vẫn còn.

Hải Thượng Lãn Ông cũng có bài thơ ca ngợi cảnh sắc động Đào Nguyên:

Trong dân gian còn lưu truyền về Nguyễn Huệ khi đưa đại binh ra Bắc đã cho tổ chức các cuộc nghị bàn kế sách giải phóng Thăng Long tại đây và cũng chính nơi đây Nguyễn Huệ đã được thần báo mộng phải tiến quân nhanh ra Bắc mới mong thắng trận. Khi trở về Phú Xuân, qua vùng đất này, Nguyễn Huệ đã có hai câu đối để cảm ơn thánh nhân, hiện nay hai câu đối đó vẫn còn lưu giữ tại đền Cây Vải hay còn gọi là đền Bà Giếng Tiên (thuộc Làng Nghĩa Môn, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn). Hệ thống động cửa buồng là di tích được xếp hạng cấp quốc gia.[6]

 Định hướng phát triển

Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn khóa IX (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đã đề ra những mục tiêu kinh tế trong nhiệm kỳ như sau:

  • Năm 2015 tổng giá trị sản xuất đạt 15.303 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2010;
  • Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 20,5%;
  • GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 3.160 USD, tăng bình quân hàng năm 6,3%, gấp 1,4 lần so với năm 2010.

Đảng bộ và nhân dân thị xã phấn đấu đến năm 2015 trở thành đô thị loại 3.[7]

Còn theo quy hoạch chung xây dựng thị xã Bỉm Sơn đến năm 2020 đã đặt ra một số mục tiêu sau:

  • Mở rộng quy hoach: Diện tích đề xuất nghiên cứu điều chỉnh mở rộng là 5.091,4 ha, bao gồm một phần các xã thuộc huyện Hà Trung: xã Hà Long, Hà Giang, Hà Bắc, Hà Vân, Hà Dương, Hà Thanh, Hà Vinh.[15]
  • Tính chất đô thị: Là đô thị công nghiệp, sản phẩm sản xuất chủ yếu là vật liệu xây dựng xi măng và sau xi măng, công nghiệp nặng, chế tạo máy, động lực, máy nông nghiệp , kết cấu thép xây dựng, cơ khí sửa chữa, sản xuất hàng gia dụng, đặc biệt là công nghiệp dệt, may, da, giày, dép.
  • Quy mô dân số: Đến năm 2020 có 200.000 dân.[16]

 

.

Tags: Thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa

Văn hóa - Xã hội khác:

3/7/2018 - Những cách chống nắng nóng trên 40 độ "bá đạo"
24/6/2018 - Nửa cuối năm, cơn sốt đất nền liệu có tiếp diễn?
21/6/2018 - Lật tẩy 5 mánh lừa tinh vi của “cò” đất năm 2018
15/12/2014 - Cánh đồng hoa hướng dương ở Nghĩa Đàn Nghệ An
19/5/2014 - Đêm kinh hoàng trên biển
17/5/2014 - Kiều nữ Hải Dương tự hành xác vì bị suy sụp
17/5/2014 - Bằng chứng tố giác Trung Quốc hung hãn ở Biển Đông
17/5/2014 - Tàu Trung Quốc tông hỏng 3 tàu cá Việt Nam
17/5/2014 - Những hình ảnh nóng từ Hoàng Sa
17/5/2014 - Ngày 16/5, TQ điều thêm 27 tàu bảo vệ giàn khoan trái phép
16/5/2014 - Nữ tình nguyện viên chăm sóc công nhân TQ bị thương
16/5/2014 - Tàu Trung Quốc mở bạt che súng, uy hiếp tàu Việt Nam
16/5/2014 - Người dân nhiệt tình giúp đỡ công nhân TQ ở Vũng Áng
16/5/2014 - 6 tàu cá công suất lớn ra Hoàng Sa tiếp sức bảo vệ chủ quyền
15/5/2014 - Công nhân Bình Dương thất nghiệp sau vụ đập phá nhà máy
 
  TIN TIÊU ĐIỂM    
Ship giỏ quà tặng tết ở tại TP Vinh Nghệ An
Top 10 Cửa hàng hoa tươi Thành phố Vinh, Nghệ An
Dây đai Curoa, đai răng, Băng tải PVC, cao su
In tem nhãn mác, decal nhựa dẻo, nhựa đục
Cho thuê giàn giáo, cốp pha tại TP Vinh Nghệ An
Công ty chuyển fast nhanh Hàng Không Vinh
Cơ sở sản xuất gạch Block Nghệ An
Dạy, đào tạo môn quần vợt tennis ở tại TP Vinh Nghệ An
Công ty du học Úc, Nhật Bản tại TP Vinh Nghệ An
Những mẫu website đẹp nhất 2013
Công ty cung cấp dịch vụ kế toán Nghệ An
Công ty du lịch tại nghệ an,hà tinh,công ty du lịch anh em travel (Công ty du lịch tại nghệ an)
   
   
   
   
  HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN    
Hôm nay: 39,386
Tất cả: 59,698,399
 
 
  Trang chủ I  Van hóa Xã h?i   I  Kinh tế   I  Thế giới   I  Pháp luật   I  Khoa - Giáo   I  Giới trẻ   I  Thể thao   I  Thời trang   I  Đời sống   I  Giải trí   I  
© Copyright 2012 tintucnghean.com, All rights reserved
Add: TP Hồ Chí Minh - Việt Nam