VAN HÓA XÃ H?I > VĂN HÓA - XÃ HỘI
Quận Hà Đông thành phố Hà Nội
5/3/2012 - Xem: 3072
 

Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ, cách trung tâm Hà Nội 10 km về phía Tây. Hà Đông là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của thủ đô Hà Nội. Hà Đông vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và hiện nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh nhất của Hà Nội.

Hà Đông, Hà Nội

Hà Đông nằm dọc theo Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và trên ngã ba sông Nhuệ, sông La Khê.

Địa giới hành chính: phía bắc giáp huyện Từ Liêm, huyện Hoài Đức, phía đông giáp huyện Thanh Trì, phía đông bắc giáp quận Thanh Xuân, phía tây giáp huyện Quốc Oai, Hoài Đức, phía tây nam giáp huyện Chương Mỹ, phía nam giáp huyện Thanh Oai, .

Trước 2006, diện tích thị xã Hà Đông là 16 km², dân số 9,6 vạn người. Ngày 27 tháng 12 năm 2006, chính phủ đã ban hành nghị định số 155/2006/NĐ-CP thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây, với diện tích như cũ, còn số dân là 228.715 nhân khẩu.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo nghị định số 23/2008/NĐ-CP, Hà Đông có có 4.791,40 ha diện tích tự nhiên và 198.687 nhân khẩu.

 Lịch sử

Nguyên là làng Cầu Đơ thuộc huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội, có cầu Đơ lợp ngói bắc qua sông Nhuệ. Năm 1888, sau khi phần đất của thành Hà Nội cắt làm nhượng địa cho Pháp, phần còn lại của tỉnh Hà Nội thành lập thành các tỉnh mới: phủ Lý Nhân lập thành tỉnh Hà Nam, phủ Ứng Hòa và Thường Tín thành lập là tỉnh Cầu Đơ, với tỉnh lỵ ở Cầu Đơ.

Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi tên thành tỉnh Hà Đông, và tỉnh lỵ Cầu Đơ cũng đổi tên thành thị xã Hà Đông.

Năm 1965, 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sát nhập lại thành tỉnh Hà Tây, và thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây.

Từ năm 1975 đến năm 1991, Hà Tây và Hòa Bình sát nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình. Thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Sơn Bình.

Theo Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (khoá VI) ngày 29-12-1978 và Quyết định số 49 CP của Hội đồng Chính phủ ngày 17-2-1979 về việc điều chỉnh địa giới của một số xã, thị trấn của thành phố Hà Nội của Quốc hội Việt Nam, thị xã Hà Đông cùng một số đơn vị hành chính của tỉnh Hà Sơn BìnhVĩnh Phú được sáp nhập vào Hà Nội (thuộc Hà Sơn Bình có 6 huyện, thị sát nhập gồm Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức). Tỉnh lỵ của Hà Sơn Bình vẫn là Hà Đông. Tình trạng này vẫn duy trì cho đến năm 1991.

Sau khi chia tách tỉnh Hà Sơn Bình, tái lâp tỉnh Hà Tây, tỉnh Hòa Bình, Hà Đông trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây như cũ. Ngày 27/12/2006 có nghị định của Chính Phủ thành lập Thành phố Hà Đông Ngày 3 tháng 2 năm 2007, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã về dự lễ công bố chính thức việc thành lập thành phố Hà Đông.

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông được nhập về thủ đô Hà Nội.

Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ra nghị quyết thành lập quận Hà Đông trực thuộc thủ đô Hà Nội.[1] Hà Đông trở thành quận có diện tích lớn thứ 2 của Hà Nội (sau quận Long Biên).

 Văn hóa

Hà Đông là một vùng đất có truyền thống và văn hóa lâu đời. Quận Hà Đông có làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (nay đổi thành phường Vạn Phúc). Làng Vạn Phúc xưa là làng Việt cổ (Nhất thôn, nhất xã) có nghề dệt lụa nổi tiếng từ lâu đời (hơn 1000 năm). Tương truyền Đức Thánh Thành Hoàng là Bà Ả lã Nàng Đê - người có công lập làng, dạy dân nghề canh củi, Lụa Vạn Phúc đã đi vào ca dao tục ngữ, nổi tiếng khắp trong Nam, ngoài Bắc: "The La, lụa Vạn, sồi Phùng" (the La Khê và lụa Vạn Phúc đều thuộc Hà Đông), "Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông". Danh tiếng của lụa Hà Đông đã đi vào thi ca, âm nhạc và điện ảnh (xem Áo lụa Hà Đông).

Làng Vạn phúc còn là làng đỏ, làng cách mạng. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp nơi đây là an toàn khu của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nơi hoạt động của nhiều vị lãnh tụ cộng sản. Đặc biệt, tháng 12/1946 Hồ Chí Minh đã về ở và làm việc tại nhà ông Nguyễn Văn Dương. Tại đây, Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Trung ương mở rộng của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Pháp trên cả nước, vạch ra đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến và viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Từ Vạn Phúc đi theo đường Ngô Quyền, hoặc quốc lộ 6 là đến làng La Khê. La Khê là một trong bảy làng La thuộc tổng La trước đây. Làng La Khê nổi tiếng là làng Việt cổ trong "tứ quý danh hương". Người La Khê tự hào vói truyền thống văn vật: "trai làng có quận công, tiến sỹ; gái làng có vương phi, hoàng hậu". La Khê là làng hiếu học, nhiều người đỗ đạt cao. Thời phong kiến có 9 người đỗ tiến sĩ. Do biến động của lịch sử nên có thời kỳ dưới thời hậu Lê, trai đinh tổng La bị triều đình cấm không được dự các kỳ thi, trong đó có cả việc cấm trai làng La Khê. Nếu không có lệnh cấm thi đó chắc chắn số người đỗ đạt cao của La Khê không chỉ dừng ở con số 9. Làng La Khê còn nổi tiếng với sản phẩm the tiến vua với hoa văn độc đáo. La Khê còn nổi tiếng với địa chỉ tín ngưỡng dân gian Bia Đức thánh Bà - nơi thờ bà Trần Thị Hiền con gái cụ đô lục sĩ, dũng quận công Trần Trân. Bà là đệ nhị vương phi, vợ vua Mạc Đăng Doanh. Bà vừa xinh đẹp dịu dàng vừa đức thục đoan trang song chịu cảnh hồng nhan bạc mệnh đời dương thế năm 27 tuổi. Lúc còn sống Bà hay giúp đỡ người nghèo khó, hướng dẫn người dân cách làm ăn. Trước khi mất Bà trao lại toàn bộ ruộng vườn, tài sản cho nhân dân, được nhân dân tôn thờ, hương khói quanh năm. Tương truyền Bà rất linh thiêng, hay hiển linh tiếp tục giúp đỡ mọi người, nên tư đời này sang đời khác trải qua hơn 550 năm, nơi thờ phụng Bà được nhân dân quanh vùng sùng kính, nghi lễ trang nghiêm.

Từ La Khê theo đường Lê Trọng Tấn qua khu đô thị Văn Phú theo đường Phúc La - Văn Phú, hoặc theo quốc lộ 6 là tới làng Đa Sĩ - một làng quê hiếu học, giỏi nghề. Dưới triều đại phong kiến Đa Sĩ là làng có nhiều người thi thố đỗ đạt cao. Trải qua các triều đại phong kiến, làng có tên cổ là Huyền Khê được đổi thành Đa Sĩ vì có nhiều người đỗ tiến sĩ. Đa Sĩ có 11 tiến sĩ, trong số này có hai người là trạng nguyên, một người là lưỡng quốc trạng nguyên. Đa Sĩ còn nổi tiếng bởi đức tính lao động cần cù sáng tạo. Với trí tuệ, tài năng, người Đa Sĩ tạo nên nhũng sản phẩm rèn nổi tiếng phục vụ đời sống nhân dân. Các sản phẩm rèn Đa sĩ từ con dao, cái kéo đến những sản phẩm nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp có mặt khắp mọi miền, được người tiêu dùng mến mộ. Làng Đa Sĩ còn có nhiều bài thuốc nam có tác dụng bồi bổ cơ thể, khỏe thận tráng dương, nhũng bài thuốc chăm sóc súc khỏe ban đầu cho nhân dân rất hiệu nghiệm như: sốt rét, ngã nước, trúng độc, tiêu chảy, sài đẹn. Đây là nhũng bài thuốc do Đức thánh Thánh Hoàng làng - Danh nhân văn hóa - Danh y - Lương dược hầu - Người thầy thuốc quân y đầu tiên của quân đội Việt Nam, lương dược linh thông cư sĩ Hoàng Đôn Hòa nghiên cứu, sủ dụng hiệu quả đóng góp công sức to lớn vào việc bảo vệ, chăm sóc súc khỏe binh lính và nhân dân. Hiệu quả của các bài thuốc nổi tiếng đến mức ông được vua Lê Thế Tông cử giữ chức Điều hộ lục quân, sau đó được gia phong chức thị nội Thái y viện thủ phiên và được nhà vua chọn làm phò mã gả con gái là Phương Anh công chúa.

Hai thế kỷ sau, các bài thuốc của Hoàng Đôn Hòa đã được Trịnh Đôn Phác, lương y của Đa Sĩ (thế kỷ 18) kế thừa, phát huy. Với tài năng xuất chúng, Trịnh Đôn Phác vận dụng sáng tạo các bài thuốc của Hoàng Đôn Hòa, chữa khỏi nhiều chúng bệnh nan y cho nhân dân. Ông cũng được làm Thủ phiên tại Thái y viện. Trong lần đi sứ sang triều đình Mãn Thanh, ông đã chữa được bệnh nan y cho vua Càn Long và được phong danh hiệu "Lịch thế y". Ông có công lưu giữ, biên soạn, bổ sung cuốn sách "Hoạt nhân toát yếu" (Phép cốt yếu cứu người) của Hoàng Đôn Hòa bao gồm 201 phương thuốc chữa bệnh đơn giản; kinh nghiệm ứng trị 103 phương thuốc nội khoa, 21 phương thuốc ngoại khoa, 11 phương thuốc phụ khoa, 6 bài thuốc thương khoa, 5 bài thuốc nhi khoa, 55 bài thuốc trị bệnh cho thú vật. Ngoài ra còn kèm một thiên về "Tính mệnh khuê tăng chi bổ" (Giữ gìn bồi bổ súc khỏe, tính mệnh con người, kéo dài tuổi thọ).

Vốn là vùng đất tú quý danh hương, lại gần kinh kỳ, nên xưa, nay vùng đất Hà Đông cũng đã xuất hiện nhiều bậc hiền tài, thi thố đỗ đạt đại khoa thời phong kiến hoặc nổi tiếng là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, nhà quân sự lỗi lạc thời hiện đại. Có thể kể ra đây một vài nhân vật tiêu biểu:

  • Ngô Duy Viên
  • Nguyễn Duy Nghi
  • Ngô Duy Trùng
  • Lê Đăng Cử
  • Hoàng Đôn Hòa
  • Trịnh Đôn Phác
  • Trần Khắc Minh
  • Hoàng Nghĩa Phú
  • Hoàng Du
  • Hoàng Tế Mỹ
  • Lê Hoàng Vĩ
  • Lê Trọng Dĩnh
  • Hoàng Trình Thanh
  • Nguyễn Dy Quyết

Tại trường Đại học Harvard của Mỹ có hai học sinh Việt Nam là người khu Cầu Đơ, Hà Đông. [2]

 Hành chính-Đường phố

Hành chính:

Gồm 17 phường:

Các đường phố chính:

  • Đường 19/5
  • Đường 430
  • Đường Chiến Thắng
  • Đường Lê Trọng Tấn
  • Đường Lê Văn Lương kéo dài
  • Đường Nguyễn Trực (tên mới đặt cho đoạn đường đi qua khu vực cầu Khâu)
  • Đường Phùng Hưng
  • Đường Trần Phú
  • Phố An Hoà
  • Phố Ao Sen
  • Phố Ba La
  • Phố Bà Triệu
  • Phố Bế Văn Đàn
  • Phố Bùi Bằng Đoàn
  • Phố Cao Bá Quát
  • Phố Cao Thắng
  • Phố Cầu Am
  • Phố Chu Văn An
  • Phố Đại An
  • Phố Đặng Tiến Đông
  • Phố Đinh Tiên Hoàng
  • Phố Hà Trì
  • Phố Hoàng Đạo Thành
  • Phố Hoàng Diệu
  • Phố Hoàng Hoa Thám
  • Phố Hoàng Văn thụ
  • Phố Huỳnh Thúc Kháng
  • Phố Lê Anh Xuân
  • Phố Lê Hồng phong
  • Phố Lê Lai
  • Phố Lê Lợi
  • Phố Lê Quý Đôn
  • Phố Lụa
  • Phố Lương Ngọc Quyến
  • Phố Lương Văn Can
  • Phố Lý Thường Kiệt
  • Phố Lý Tự Trọng
  • Phố Minh Khai
  • Phố Mỗ Lao
  • Phố Ngô Gia Khảm
  • Phố Ngô Gia Tự
  • Phố Ngô Quyền: xuất phát từ từ đường 70 (hay còn gọi là đường 430), khu vực Cầu Am chạy, thẳng tới cống thuỷ nông La Khê
  • Phố Ngô Sỹ Liên
  • Phố Ngô Thì Nhậm
  • Phố Ngô Thì Sỹ
  • Phố Nguyễn Công Trứ
  • Phố Nguyễn Khuyến
  • Phố Nguyễn Thái Học
  • Phố Nguyễn Thượng Hiền
  • Phố Nguyễn Trãi
  • Phố Nguyễn Văn Trỗi
  • Phố Nguyễn Viết Xuân
  • Phố Nhuệ Giang
  • Phố Phan Bội Châu
  • Phố Phan Chu Trinh
  • Phố Phan Đình Giót
  • Phố Phan Đình Phùng
  • Phố Phan Huy Chú
  • Phố Phúc La
  • Phố Quang Trung
  • Phố Tản Đà: gồm những hộ ở ngoài mặt đường của khu tập thể Thương nghiệp và khu tập thể Lê Hồng Phong cũ. Do vậy mỗi Ban quản trị vẫn thực hiện chức năng quản lí hành chính trên cơ sở những hộ thuộc khu mình nắm.
  • Phố Tây Sơn
  • Phố Thanh Bình
  • Phố Thành Công
  • Phố Tiểu Công nghệ
  • Phố Tô Hiến Thành
  • Phố Tô Hiệu
  • Phố Trần Cao Vân
  • Phố Trần Đăng Ninh
  • Phố Trần Hưng Đạo
  • Phố Trần Nhật Duật
  • Phố Trần Văn Chuông
  • Phố Trưng Nhị
  • Phố Trưng Trắc
  • Phố Trương Công Định
  • Phố Văn La
  • Phố Văn Phú
  • Phố viện 103
  • Phố Xa La
  • Phố Xốm
  • Phố Yên Bình
  • Phố Yên Phúc
  • Phố Yết Kiêu
....

 Các cơ quan cấp Bộ và cấp Thành phố tại Hà Đông

  • Báo Thanh tra tại số 100 Tô Hiệu
  • Cục Cảnh sát biển Việt Nam tại số 94 Lê Lợi
  • Truyền Hình Cáp Việt Nam - Chi nhánh 6 - Lô 18 Khu đô thị 4A số 560 đường Quang Trung
  • Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học - Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại số 27 Tô Hiệu
  • Trung tâm Thông tin Ứng dụng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại số 10 đường Quang Trung
  • Ban Quản lý khu công nghiệp và chế xuất Thành phố Hà Nội tại Trụ sở BQL khu đô thị Mỗ Lao
  • Sở Giao thông vận tải tại số 2 Phùng Hưng
  • Sở Khoa học và Công nghệ tại số 7 Nguyễn Trãi
  • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 28 Tô Hiệu
  • Sở Tư pháp tại số 2 Phùng Hưng
  • Liên minh các HTX, địa chỉ tại đường Trần Phú (trước đây là trụ sở Sở Công thương Hà Tây)
  • Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội, địa chỉ tại số 4- Phùng Hưng

 Trung tâm mua sắm

 Trường đại học

Một số trường đại học đóng tại địa bàn Quận Hà Đông:

Van hóa Xã h?i khác:
"Siêu nhân" đã từng yêu "sao" khiêu dâm? (22/2/2010)
Chợ nổi miền Tây trên báo Mỹ (22/2/2010)
Ảnh đẹp động vật trong tuần (22/2/2010)
Thái Y Lâm nhảy nhót 'khoe' nội y (22/2/2010)
Paris Hilton thác loạn ở Pháp (22/2/2010)
Đoàn du khách Việt gặp nạn ở Thái Lan (22/2/2010)
Những 'kiều nữ' nổi tiếng của James Cameron (22/2/2010)
Liên minh Hợp tác xã Hà Tĩnh (22/2/2010)
Vợ chồng Ashley Cole ngày còn đắm đuối bên nhau (22/2/2010)
Xí nghiệp xe khách Nghệ An - người bạn đường tin cậy (22/2/2010)
Cẩm Xuyên hoàn thành chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp giai đoạn 2 (22/2/2010)
Những biện pháp tra tấn dã man nhất (22/2/2010)
Hoa đào khoe sắc trong nắng xuân (22/2/2010)
Chợ 'đánh nhau' (22/2/2010)
10 vụ tấn công nổi tiếng nhất của động vật (27/2/2010)
© Copyright 2012 tintucnghean.com, All rights reserved
Add: TP Hồ Chí Minh - Việt Nam
Hôm nay: 41,700 | Tất cả: 68,204,165

0966050067

Chat hỗ trợ
Chat ngay