VAN HÓA XÃ H?I > VĂN HÓA - XÃ HỘI
Quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
6/3/2012 - Xem: 3033
 

Quận Thủ Đức là một quận cửa ngõ phía đông bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1997, Huyện Thủ Đức cũ đã được chia thành ba quận mới là Quận 9, Quận 2 và Quận Thủ Đức. Diện tích Thủ Đức là 47,46 km², dân số đến 1/4/2009 là 442.110 người.

Trên địa bàn của Quận Thủ Ðức có Ga Bình Triệu, Làng đại học Thủ Đức, làng thiếu niên Thủ Ðức, Khu chế xuất Linh Trung 1 và 2, Ðại học Quốc Gia, và rất nhiều cảng sông và cảng đường bộ.... Một phần phía Tây Nam của Thủ Ðức được bao bọc bởi dòng sông Sài Gòn .

Thủ Đức, Hồ Chí Minh

 Lịch sử

Năm Mậu Dần (1698), Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu điều vào "kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố thành hai huyện: lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (Biên Hòa), lấy xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (Gia Định)"[1]. Năm 1808, vua Gia Long đổi dinh Trấn Biên thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long được nâng lên thành phủ gồm 4 huyện là Bình An, Phước Chánh, Long Thành và Phước An. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn Biên Hòa thành tỉnh Biên Hòa. Năm 1837, vua cho lập thêm phủ Phước Tuy và 2 huyện Ngãi An và Long Khánh. Huyện Ngãi An chính là là vùng Thủ Đức ngày nay gồm 4 tổng An Thổ, An Thủy, An Di và An Bình.

Trong thời Pháp thuộc, huyện Ngãi An (Thủ Đức) được cho chuyển sang thuộc tỉnh Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Trong thời Cộng Hòa (1955-1975) quận Thủ Đức vẫn tiếp tục là một quận của tỉnh Gia Định. Trước năm 1975, quận Thủ Đức có diện tích vào khoảng 200 km2 và gồm có tất cả 15 xã với dân số là 184.989 người, bao gồm:[2]:

  • Long Thạnh Mỹ
  • Long Bình
  • Phú Hữu
  • Thạnh Mỹ Lợi
  • Bình Trưng
  • Linh Xuân
  • An Phú
  • Phước Long
 
  • Tam Bình
  • Linh Đông
  • Hiệp Bình
  • Long Trường
  • Long Phước
  • Tăng Nhơn Phú
  • Phước Bình
 

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, quận Thủ Đức đổi thành huyện Thủ Đức và trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 6 tháng 3 năm 1997, theo Nghị Định số 3-CP do Thủ Tướng Võ Văn Kiệt phê chuẩn[3], huyện Thủ Đức được chia thành 3 quận: Quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9. Quận Thủ Đức bao gồm Thị trấn Thủ Đức, xã Linh Đông, Linh Xuân, Linh Trung, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Bình, và một phần của các xã Phước Long, Tân Phú và Hiệp Phú. Quận 2 bao gồm các xã An Phú, Bình Trưng và Thạnh Mỹ Lợi (thêm các xã An Khánh và Thủ Thiêm). Quận 9 bao gồm các xã Phước Bình, Tăng Nhơn Phú, Long Thạnh Mỹ, Long Bình, Long Phước, Phú Hữu, Long Trường, và một phần của các xã Phước Long, Tân Phú và Hiệp Phú.

Tên gọi

Có thuyết rằng tên gọi Thủ Đức là lấy từ tên một vị quan trấn thủ một khu đồi xưa trên khu vực này tên là Đức. Về sau, một thương gia tên Tạ Dương Minh đến đây lập chợ, lấy tên và chức của vị quan trấn thủ tên Đức kia đặt cho chợ Thủ Đức để tỏ lòng biết ơn. Từ đó có địa danh Thủ Đức.[4]

 Đơn vị hành chính

Quận Thủ Ðức hiện nay có 12 phường:

  • Phường Hiệp Bình Chánh
  • Phường Hiệp Bình Phước
  • Phường Tam Phú
  • Phường Tam Bình
  • Phường Linh Chiểu
  • Phường Linh Ðông
  • Phường Linh Tây
  • Phường Linh Xuân
  • Phường Linh Trung
  • Phường Bình Thọ (trung tâm Quận Thủ Ðức )
  • Phường Bình Chiểu
  • Phường Trường Thọ

 Giáo dục

 Phổ thông

Quận Thủ Đức là nơi tập trung nhiều cơ sở giáo dục lớn nhỏ, hiện có:

Ngoài ra, còn phải kể đến cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi hiện đại mang tên Làng Thiếu Nhi nằm trên đường Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, do Marina Picasso Foundation thành lập[5].

 Đại học, cao đẳng và dạy nghề

Quận Thủ Đức là nơi tập trung nhiều trường đại học và trung học chuyên nghiệp như

 Giao thông

Các tuyến đường chính trên Quận Thủ Ðức là : Quốc Lộ 1, Xa Lộ Hà Nội, Quốc Lộ 13, Quốc Lô 1K, Võ Văn Ngân, Kha Vạn Cân, Ðặng Văn Bi, Tỉnh Lộ 43, Linh Ðông, Ngô Chí Quốc, Lê Thị Hoa, Hoàng Diệu 2.....

Các tuyến đường đang được triển khai: đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi (đang trọng giai đoạn giải phóng mặt bằng - nối liền sân bay Tân Sơn Nhất đến Sân bay Long Thành - Ðồng Nai), đường Bình Thái - Gò Dưa (đang tạm ngưng - nối liền ngã tư Bình Phước đến ngã tư Bình Thái - Xa Lộ Hà Nội), tuyến ống nước D2000 Xa Lộ Hà Nội.

 Công Nghiệp & Thương Mại

Thủ Đức ngày nay có rất nhiều nhà máy của các xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp tư doanh, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Toàn quận hiện nay có khoảng 150 nhà máy có quy mô sản xuất lớn (phần lớn tập trung trong các Khu Công Nghiệp, Khu Chế Xuất) và hàng ngàn nhà máy nhỏ[5].

Đặc biệt là Khu Chế Xuất Linh Trung được thành lập năm 1993 trên diện tích khoảng 150 ha, quy tụ được 32 công ty nước ngoài (với tổng số vốn đầu tư là 171 triệu đô la. Năm 1996, Quận hình thành thêm 2 Khu Công Nghiệp lớn là: Khu Công Nghiệp Linh Trung-Linh Xuân (450 ha), và Khu Công Nghiệp Bình Chiểu (200 ha).

Về thương mại, quận có một số chợ truyền thống như chợ Bình Triệu, chợ Linh Xuân, chợ Phước Long, chợ Hiệp Phú, chợ Tăng Nhơn Phú, chợ Tân Phú[5]. Bên cạnh đó là nhiều khu thương mại và dịch vụ lớn tại các Phường Hiệp Bình Chánh, Tam Bình,Bình Chiểu, Linh Xuân.

Tôn giáo

Thủ Đức tập trung khá nhiều đình chùa, nhà thờ của nhiều tôn giáo khác nhau[5].

Công giáo
  • Nhà thờ Fatima - Bình Triệu (phường Hiệp Bình Chánh)
  • An Phong Học Viện (tiểu chủng viện của Dòng Chúa Cứu Thế)
  • Tu viện Dòng Phước Sơn
  • Tu viện Phan Xi Cô (Tăng Nhơn Phú)
  • Nhà thờ Dòng Đa Minh (Trường Thọ)
  • Dòng Đồng công Ðức Mẹ Phù Hộ (Phường Tam Phú)
  • Nhà thờ và Tu viện Khiết Tâm (Tam Bình)
  • Nhà thờ Họ đạo Thủ Đức (Linh Chiểu)
Tin Lành
  • Nhà thờ Hội thánh Tin Lành ở Linh Chiểu
Phật Giáo
  • Chùa Huê Nghiêm (Bình Thọ)
  • Chùa Huỳnh Vỏ (Linh Trung)
  • Chùa Long Nhiểu (Linh Tây)
  • Chùa Vạn Quang (Phường Tam Phú )
  • Chùa Vạn Ðức (Phường Tam Phú )
  • Chùa Pháp Trí (Linh Xuân)
  • Chùa Vô Ưu (Linh Đông)
  • Chùa Thiên Phước (Trường Thọ)
  • Chùa Nhất Trụ (tức Một Cột, Bình Thọ)
  • Chùa Bửu Long (Long Bình)
  • Chùa Thanh Sơn (Long Bình)
  • Chùa Xà Lợi Phật Đài (Long Bình)
  • Chùa Kiều Đàm (Tân Phú)
  • Chùa Pháp Bảo(Tân Phú)
  • Chùa Sùng Ðức (Phường Trường Thọ)
  • Chùa Bửu Hương (Phường Trường Thọ)
  • Tu Viện Pháp Hoa (Phường Trường Thọ)
  • Tu viện Quảng Ðức (Phường Trường Thọ)
  • Tu viện Trúc Lâm (Phường Trường Thọ)
  • Tịnh xá Ngọc Triệu - Bình Triệu (phường Hiệp Bình Chánh)
Cao Đài
  • Thánh Thất Linh Đông (Phường Linh Chiểu)
  • Thánh Thất Long Vân (Phường Linh Trung)
  • Điện Thờ Phật Mẫu Linh Đông (Phường Linh Chiểu)
  • Điện Thờ Phật Mẫu Long Vân (Phường Linh Trung)

 Địa điểm giải trí

Làng ẩm thực Thủ Đức

Nằm cách Ngã 4 Thủ Đức vào khoảng 500m, nơi đây là nơi tập trung của hàng trăm quán nhậu và quán cafe trong khuôn viên khoảng 2 km.

Công Viên Nước (Saigon Water Park)

Nằm trên đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Đông, là một khu giải trí với các trò chơi dưới nước hiện đại. Hiện nay công viên nước này đã giải thể, đã có một thời báo chí đăng rất nhiều chuyên đề về công viên nước: 1 số người có ý định chuyển đổi công viên nước (công cộng) thành 1 khu dân cư (cá nhân), tuy nhiên việc làm này đã bị UBND Thành phố Hồ Chí Minh bác bỏ

Đường Thống Nhất

Đây là con đường ẩm thực của phường Bình Thọ, là nơi có hàng chục quán ăn, quán cafe,...

Đường Võ Văn Ngân

Đây là con đường thương mại chính của Quận Thủ Đức,có rất nhiều cửa hàng, quán ăn,... Du khách có thể đến đây để ăn uống, mua sắm trên con đường này. Đường luôn đông người nhưng không hề bị tắc đường.

 Định hướng quy hoạch

Năm 2008, đề án quy hoạch chung của quận Thủ Đức được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt với tổng diện tích 4.764,89 ha. Theo đó, quận sẽ được quy hoạch như sau[6]:

Việc phân bố dân cư trên địa bàn quận Thủ Đức chia thành 5 khu ở tập trung:

  • Khu ở 1: Nằm ở phía Đông Bắc có diện tích 1.233 ha, gồm các phường Linh Xuân, Linh Trung, Linh Chiểu và một phần Linh Tây, dân số dự kiến sẽ vào khoảng 100.000 người, mật độ xây dựng cho phép từ 28-32%.
  • Khu ở 3: Nằm ở phía Tây có diện tích 1.413 ha, bao gồm phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước Dân số dự kiến khoảng 18.000 người, mật độ xây dựng trung bình 24-28%, tập trung dân cư tập trung chủ yếu tại dọc quốc lộ 13.
  • Khu ở 4: Có diện tích 620 ha, bao gồm phường Bình Chiểu và một phần các phường Hiệp Bình Phước, Tam Bình. Dân số dự kiến sau quy hoạch khoảng 100.000 người.
  • Khu ở 5: Nằm tại khu ở trung tâm quận với diện tích 885 ha, bao gồm phường Bình Thọ và một phần các phường Tam Bình, Tam Phú, Trường Thọ, Linh Tây. Dân số khoảng 135.000 người.

Trung tâm hành chính quận Thủ Đức sẽ được di dời từ phường Bình Thọ về nơi quy hoạch mới nằm tại phường Tam Phú (theo quy hoạch chung phê duyệt năm 1999). Các Trung tâm Thương mại - dịch vụ sẽ được phát triển tập trung theo hành lang dọc các tuyến đường giao thông lớn như: xa lộ Hà Nội, xa lộ Xuyên Á, đường Võ Văn Ngân, Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – vành đai ngoài... Bên cạnh đó, các Trung tâm văn hoá – Thể dục thể thao vẫn sẽ nằm tại công viên Tam Phú và khu vực phường Linh Chiểu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vẫn nằm tại phường Linh Trung. Tuy nhiên, theo 1 số chuyên gia có trách nhiệm thì việc dời trung tâm hành chính của Quận Thủ Ðức từ Phường Bình Thọ về Phường Tam Phú là 1 việc bất khả thi

Van hóa Xã h?i khác:
"Siêu nhân" đã từng yêu "sao" khiêu dâm? (22/2/2010)
Chợ nổi miền Tây trên báo Mỹ (22/2/2010)
Ảnh đẹp động vật trong tuần (22/2/2010)
Thái Y Lâm nhảy nhót 'khoe' nội y (22/2/2010)
Paris Hilton thác loạn ở Pháp (22/2/2010)
Đoàn du khách Việt gặp nạn ở Thái Lan (22/2/2010)
Những 'kiều nữ' nổi tiếng của James Cameron (22/2/2010)
Liên minh Hợp tác xã Hà Tĩnh (22/2/2010)
Vợ chồng Ashley Cole ngày còn đắm đuối bên nhau (22/2/2010)
Xí nghiệp xe khách Nghệ An - người bạn đường tin cậy (22/2/2010)
Cẩm Xuyên hoàn thành chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp giai đoạn 2 (22/2/2010)
Những biện pháp tra tấn dã man nhất (22/2/2010)
Hoa đào khoe sắc trong nắng xuân (22/2/2010)
Chợ 'đánh nhau' (22/2/2010)
10 vụ tấn công nổi tiếng nhất của động vật (27/2/2010)
© Copyright 2012 tintucnghean.com, All rights reserved
Add: TP Hồ Chí Minh - Việt Nam
Hôm nay: 49,108 | Tất cả: 68,211,573

0966050067

Chat hỗ trợ
Chat ngay