THẾ GIỚI > TIN TỨC THẾ GIỚI
Mỹ: Nghề vận động hành lang cho nước ngoài
7/8/2010 - Xem: 3520
 
 Vận động hành lang (tiếng Anh là lobby) cho nước ngoài đã trở thành một dịch vụ kinh doanh lớn đối với đa số công ty uy tín ở Washington D.C. Theo dữ liệu từ Bộ Tư pháp, danh sách những người đăng ký đại diện cho nước ngoài khoảng 1.800 trong nửa đầu năm 2005 đã lên 1.900 trong nửa đầu năm 2009. Các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng có một bước gia tăng nhảy vọt về vận động hành lang, đặc biệt trong những khu vực sử dụng đồng USD, và với một số nước đang chịu sự trừng phạt của Mỹ.

 Chỉ riêng nửa đầu năm 2009, Cộng hòa Congo đã chi 1,5 triệu USD cho các công ty PR (giao tế) và lobby cũng như các đại diện khác, theo nguồn tin từ Bộ Tư pháp Mỹ. Angola, một trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới, đã chi hơn 3 triệu USD trong cùng kỳ. Các đại diện lobby của Đức quốc xã tại Washington trước Thế chiến II đã làm bại hoại cả các công ty, tạo một vết nhơ phải mất nhiều thập niên để tẩy xóa. Sau khi nắm quyền lực trong một cuộc đảo chính hồi mùa hè qua, và đang phải đối diện với những chỉ trích trực tiếp từ chính quyền Obama, các nhà cầm quyền quân sự mới của Honduras đã nhanh chóng chi phí ít nhất 400.000USD thuê các công ty quyền lực Mỹ để vận động hành lang cho họ.

 Vận động hành lang đã trở thành những hoạt động khá mập mờ. Luật pháp Mỹ yêu cầu các nhà lobby phải công khai tất cả các hợp đồng với những thân chủ nước ngoài, nhưng sự thực là hồ sơ về các thân chủ nước ngoài cung cấp vốn không có nhiều thông tin. Một số nhà lobby còn không có cả hồ sơ. Sự gia tăng vận động hành lang cho người nước ngoài cũng có thể đem lại thỏa hiệp đối với chính sách gần đây và trong tương lai của các quan chức Mỹ. Trong vai trò giám sát, các lobby có thể đại diện và là cầu nối cho đa số các chế độ tai tiếng nhất trên thế giới với chính phủ Mỹ.

 Vận động hành lang có thể làm giảm áp lực đối với những chế độ độc tài. Sau những năm vận động hành lang căng thẳng, Tổng thống Teodoro Obiang của Equatorial Guinea đã làm chuyển đổi hình ảnh của ông đối với Washington, từ một nhà cầm quyền “tai tiếng” trở thành đồng minh của Mỹ và là bạn thân thiện của giới doanh nghiệp Mỹ. Năm 2006, trong cuộc họp với ông Obiang ở Foggy Bottom, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã tuyên bố ông là một “người bạn tốt”. Năm ngoái, ông Obiang đã có dịp hội kiến với Tổng thống Obama. Có nhiều quốc gia vẫn thuê các nhà lobby ở Washington để xử lý vấn đề như các cuộc tranh cãi về thương mại, hoặc những kiện tụng về quyền sở hữu trí tuệ, kể cả quá trình tranh thủ những hậu thuẫn chính trị. Được biết số tiền hàng năm ông Obiang đã chi cho các nhà vận động hành lang ở Mỹ lên đến một triệu USD.

Thế giới khác:
Cơn ác mộng bắn tỉa của lính Mỹ tại Afghanistan (22/2/2010)
Giải mã các hình vẽ thần bí tại Peru (22/2/2010)
Thay đổi nhân sự chấn động nước Nga (22/2/2010)
Ảnh đẹp động vật thế giới tuần qua (22/2/2010)
Iran sẽ xây thêm 10 lò hạt nhân “Không có chuyện nhà đầu tư nước ngoài rút vốn” (22/2/2010)
Karl Marx 'sống lại' ở quê nhà (22/2/2010)
Hội nghị quốc tế về hình phạt quất roi phụ nữ (22/2/2010)
Cá kình dìm chết huấn luyện viên (26/2/2010)
Thái Lan: Phe “áo đỏ” lại tụ tập, bất chấp lệnh khẩn cấp (2/8/2010)
Phật sống Tây Tạng đăng quang (3/8/2010)
Thảm sát ở Mỹ, 9 người thiệt mạng (4/8/2010)
Thảm sát hàng loạt ở nhà trẻ Trung Quốc (5/8/2010)
Cảnh sát Nga đã bắn chết 2 tên khủng bố nhà máy điện (6/8/2010)
Mỹ: Nghề vận động hành lang cho nước ngoài (7/8/2010)
Mátxcơva vật lộn trong "trận chiến" khói bụi (7/8/2010)
© Copyright 2012 tintucnghean.com, All rights reserved
Add: TP Hồ Chí Minh - Việt Nam
Hôm nay: 468 | Tất cả: 74,854,730

0966050067

Chat hỗ trợ
Chat ngay