THẾ GIỚI > ĐIỂM NÓNG
Tham vọng đương đầu với Trung Quốc của Philippines
18/7/2013 - Xem: 2809
 
Tin từ Thanh Niên, chính phủ Philippines vừa đệ trình lên Quốc hội các hồ sơ xin cấp ngân sách, bao gồm thông báo đấu thầu cung cấp 8 chiếc trực thăng tấn công, một hợp đồng nâng cấp trực thăng đa năng UH-1, các hệ thống hồng ngoại, ba cơ sở hỗ trợ trạm radar và kế hoạch phát triển nhiều căn cứ quân sự. 
 
Theo các văn bản nói trên, lục quân Philippines hiện đang tìm kiếm ngân sách cho loại tên lửa đất đối không "phòng thủ diện rộng" hợp nhất và hệ thống phòng không xách tay, một bệ phóng rocket đa nòng, các hệ thống tác chiến ban đêm, và thiết bị vô tuyến.
 
Trong khi đó, hải quân và thủy quân lục chiến Philippines có kế hoạch mua hai tàu khu trục loại nhỏ, nhưng không phải là loại tàu lớp Maestrele đời cũ của Ý. Vào tháng 3 năm nay, chính phủ Philippines đã bác bỏ đề xuất của Ý về hợp đồng cung cấp hai chiếc tàu loại này sau khi xem xét thấy chúng bị hạn chế về tuổi thọ và có vấn đề về công tác bảo trì.

Thay vào đó, hải quân đã đệ trình bản ghi nhớ quyết định mua sắm vào hôm 30.6, bắt đầu triển khai kế hoạch đấu thầu hai giai đoạn cho một loại tàu có thiết kế tương tự với ngân sách dự kiến khoảng 200 triệu USD cho mỗi tàu. Hồ sơ dự thầu sẽ mở rộng cho tất cả các nhà cung cấp, nhưng ưu tiên cho các đơn vị sẵn sàng thực hiện tại các nhà máy đóng tàu của Philippines, theo Jane’s Defense Weekly.
 
Đây được coi là một động thái tiếp theo nằm trong  kế hoạch tổng lực của Philippines nhằm đối đầu với Trung Quốc về tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông thời gia qua.
 
Cuộc đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông bắt đầu được châm ngòi từ một vụ va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám Trung Quốc ở khu vực bãi cạn Scarborough hồi tháng 4 năm ngoái. Sau vụ va chạm này, quan hệ hai nước rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Trong suốt thời gian hơn một năm qua, người ta liên tục chứng kiến Manila và Bắc Kinh “ăn miếng trả miếng” với nhau quyết liệt. Trung Quốc càng làm tới thì Philippines càng thách thức.
 
 Philippines hay Trung Quốc - Ai đang khống chế phi pháp Bãi Cỏ Mây? - Bãi Cỏ Mây vốn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Philippines hay Trung Quốc - Ai đang khống chế phi pháp Bãi Cỏ Mây? - Bãi Cỏ Mây vốn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
 
Hồi đầu tháng 1 năm nay Philippines đã chính thức đưa vụ tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc ra tòa án quốc tế.  Manila muốn tòa án quốc tế ra phán quyết bác bỏ đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Bắc Kinh đưa ra. Đường 9 đoạn của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
 
“Đòn pháp lý” bất ngờ của Manila khiến Bắc Kinh choáng váng và tức giận bởi nó đã đẩy họ vào thế bí, nghĩa là chấp nhận cũng không được mà bác bỏ cũng không xong. Ở tình thế nào, Trung Quốc cũng có thể làm suy yếu tính pháp lý trong những tuyên bố chủ quyền của nước này ở Biển Đông.
 
Động thái tiếp theo của Philippines là tăng cường củng cố sức mạnh quân sự của mình. Malina đã chọn con đường bắt tay cùng Nhật. Điều này được thể hiện qua các chuyến thăm qua lại giữa quan chức cấp cao hai nước cùng những cam kết, tuyên bố mà hai bên đưa ra trong các chuyến thăm này. Hồi cuối tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản – ông Itsunori Onodera đã lên tiếng đảm bảo với Manila rằng Tokyo sẽ luôn đứng về phía Philippines trong “cuộc chiến” bảo vệ các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông. Nhật Bản sẽ cung cấp 10 tàu tuần tra mới cho Philippines trong thời gia tới.
 
Hiện tại, sự kết hợp giữa Nhật Bản với Philippines được xem là một liên minh đáng gờm với Trung Quốc bởi Nhật Bản sở hữu sức mạnh quân sự hàng đầu khu vực.
 
Chưa dừng lại ở đó, Malina  cũng mở cửa mời Mỹ vào Biển Đông để đối phó với Trung Quốc. Philippines đã bác bỏ khả năng cho phép quân đội Mỹ thường trú tại nước này, nhưng nước này sẽ cho phép máy bay chiến đấu và tàu chiến của Mỹ được phép tiếp cận thường xuyên hơn các căn cứ quân sự của mình, trên cơ sở tạm thời và luân phiên, giúp Philippines nâng cao khả năng phòng thủ tối thiểu.

 

Tàu đổ bộ USS-Tortuga của Mỹ đến Philippines cuối tháng 6 vừa qua
Tàu đổ bộ USS-Tortuga của Mỹ đến Philippines cuối tháng 6 vừa qua
 
Trước đó, ngày 27/6, hải quân Philippines và Mỹ đã diễn ra cuộc tập trận hằng năm mang tên Phối hợp huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển (CARAT) lần thứ 19.
 
  • Nam Phong ( Tổng hợp theo TNO, TTXVN )
Thế giới khác:
Cơn ác mộng bắn tỉa của lính Mỹ tại Afghanistan (22/2/2010)
Giải mã các hình vẽ thần bí tại Peru (22/2/2010)
Thay đổi nhân sự chấn động nước Nga (22/2/2010)
Ảnh đẹp động vật thế giới tuần qua (22/2/2010)
Iran sẽ xây thêm 10 lò hạt nhân “Không có chuyện nhà đầu tư nước ngoài rút vốn” (22/2/2010)
Karl Marx 'sống lại' ở quê nhà (22/2/2010)
Hội nghị quốc tế về hình phạt quất roi phụ nữ (22/2/2010)
Cá kình dìm chết huấn luyện viên (26/2/2010)
Thái Lan: Phe “áo đỏ” lại tụ tập, bất chấp lệnh khẩn cấp (2/8/2010)
Phật sống Tây Tạng đăng quang (3/8/2010)
Thảm sát ở Mỹ, 9 người thiệt mạng (4/8/2010)
Thảm sát hàng loạt ở nhà trẻ Trung Quốc (5/8/2010)
Cảnh sát Nga đã bắn chết 2 tên khủng bố nhà máy điện (6/8/2010)
Mỹ: Nghề vận động hành lang cho nước ngoài (7/8/2010)
Mátxcơva vật lộn trong "trận chiến" khói bụi (7/8/2010)
© Copyright 2012 tintucnghean.com, All rights reserved
Add: TP Hồ Chí Minh - Việt Nam
Hôm nay: 59,908 | Tất cả: 74,914,170

0966050067

Chat hỗ trợ
Chat ngay