THẾ GIỚI > ĐIỂM NÓNG
‘Trung Quốc sẽ cố tình gây ‘sự cố’ trên Biển Đông’
10/8/2013 - Xem: 6947
 

Bắc Kinh đang dồn dập mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Hải quân khiến Thái Bình Dương, mà cụ thể là Hoa Đông và Biển Đông dần mất đi sự ổn định và đẩy các quốc gia có liên quan vào một cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt, làm tăng nguy cơ bùng nổ một cuộc xung đột trên biển thực sự.

 
Tham vọng của Hải quân Trung Quốc đang khiến Thái Bình Dương liên tục nổi sóng. Ảnh: Defense Talk
 
“Diễn biến hiện nay cho thấy Trung Quốc đã và đang tận dụng sức mạnh quân sự của mình nhằm đạt được mục tiêu chiến lược về chính trị”, AFP ngày 9/8 dẫn lời ông Rick Fisher - chuyên gia về các vấn đề quân sự châu Á tại Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Hoa Kỳ cho hay.
 
Trên SCMP ngày 9/8, Giám đốc Viện nghiên cứu Chính sách quốc phòng và sức mạnh biển thuộc đại học Thượng Hải Nghê Lạc Hùng tuyên bố hùng hồn rằng “tranh chấp tại Senkaku là phép thử sự quyết tâm và khả năng của Trung Quốc trên Biển Đông”. Động thái này tiếp nối chuỗi những tuyên bố kích động của các học giả Trung Quốc về căng thẳng trên cả Hoa Đông và Biển Đông.
Theo đó, việc 5 tàu chiến thuộc Hải quân Trung Quốc (PLAN) “khóa” Tokyo bằng việc tuần tra trọn một vòng quanh Nhật Bản hồi cuối tháng 7 đã thể hiện rõ ý đồ bành trướng của Bắc Kinh trên Hoa Đông. Chưa hết, căng thẳng tiếp tục được đẩy lên cao khi 4 tàu công vụ Trung Quốc vẫn cố chấp lưu lại trên lãnh hải Nhật 28 tiếng (từ sáng ngày 7 tới trưa ngày 8/8) – thời gian quấy rối lâu nhất trong tổng số 56 lần xâm phạm từ năm 2012. Dù Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 8/8 đã trao công hàm phản đối nhưng phía Trung Quốc vẫn khăng khăng “không thể chấp nhận”.
 
Cùng thời điểm, truyền thông Trung Quốc rầm rộ loan tin tàu sân bay đầu tiên của nước này đã sẵn sàng trực chiến, đồng thời, Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Tống Học còn loan báo sẽ còn có thêm nhiều chiếc tàu sân bay khác sớm được đưa vào hoạt động. Thông tin được đưa ra ngay sau khi Nhật cho hạ thủy tàu chiến Izumo cỡ lớn cho lực lượng phòng vệ - một đối trọng với tàu Liêu Ninh của Trung Quốc.
 
Trước đó, Chủ tịch Tập Cận Bình trong một cuộc họp với Đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày 30/7 đã khẳng định tham vọng muốn biến Trung Quốc thành một “cường quốc hải quân”. Theo nhận định của ông Fisher, để được công nhận là “một cường quốc biển”, Trung Quốc còn triển khai lực lượng với quy mô rộng lớn hơn tới khu vực Châu Phi và Mỹ La tin. Dù đệm lời “gác lại các tranh chấp”, nhưng giới phân tích đánh giá điều này chỉ khiến mối đe dọa về một cuộc xung đột gia tăng, theo AFP.
 
Tham vọng tiến xa và phá vỡ sự ổn định trên Thái Bình Dương, mà cụ thể là tại Hoa Đông và Biển Đông càng được thể hiện rõ trong bài viết khiêu khích trên tờ Nhân dân Nhật báo hôm 2/8. Theo đó, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định Hải quân nước này đã có thể “xuyên thủng” chuỗi đảo thứ nhất bao gồm các quần đảo của Nhật Bản, đảo Đài Loan và phía bắc Philippines và sắp tiến tới chuỗi đảo thứ hai ở phía tây Thái Bình Dương.  
 
“Việc tuần tra liên tục tại những vùng biển nhạy cảm đang cho thấy Bắc Kinh muốn phát đi một tín hiệu rõ ràng về tham vọng “bảo vệ lợi ích” trên những vùng biển vượt ngoài lãnh thổ của Trung Quốc”, ông Jonathan Holslag thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc ở Brussels khẳng định.
 
Trong một diễn biến liên quan, tờ Tân Minh vãn báo hôm 8/8 cho biết tàu huấn luyện Trịnh Hòa của PLAN sẽ tuần tra phi pháp quanh các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông sau khi kết thúc chuyến thăm hữu nghị Malaysia từ ngày 16-19/8 tới đây.
 
Tuy nhiên đây cũng chỉ là một trong số những động thái xâm phạm, gặm nhấm Biển Đông mà Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện nhằm duy trì yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý. AFP cho biết Bắc Kinh vẫn tiếp tục thực hiện các tour du lịch trái phép tới quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong khi trước đó, Kyodo News dẫn tài liệu mật từ chính phủ Philippines cho hay Trung Quốc đang chiếm đóng và bao vây Biển Đông một cách trắng trợn.
 
“Tuy hiện nay chưa có một cuộc chiến thực sự nào diễn ra nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc không có xung đột trong tương lai. Diễn biến đang cho thấy Bắc Kinh sẽ còn tạo vòng vây quanh Nhật Bản nhiều hơn nữa. Quan trọng hơn, một khi Trung Quốc đạt được khả năng cần có, quốc gia này sẽ rất dễ bị cám dỗ bởi một cuộc chiến, hay liều lĩnh tạo ra những “sự cố” nhằm tiến hành một cuộc chiến quy mô nhỏ, mà trong đó, họ nghĩ rằng phần thắng sẽ thuộc về mình”, ông Fisher khẳng định.  
 
Trang mạng Valuewalk (Mỹ) ngày 6/8 cho rằng biện pháp tốt nhất để giải quyết tranh chấp biển trên Biển Đông là các thành viên của ASEAN cần tăng cường hợp tác hải quân hay “ngoại giao hải quân”, tăng cường tập trận chung để đối phó với các thách thức trên biển.
 
Thế giới khác:
Cơn ác mộng bắn tỉa của lính Mỹ tại Afghanistan (22/2/2010)
Giải mã các hình vẽ thần bí tại Peru (22/2/2010)
Thay đổi nhân sự chấn động nước Nga (22/2/2010)
Ảnh đẹp động vật thế giới tuần qua (22/2/2010)
Iran sẽ xây thêm 10 lò hạt nhân “Không có chuyện nhà đầu tư nước ngoài rút vốn” (22/2/2010)
Karl Marx 'sống lại' ở quê nhà (22/2/2010)
Hội nghị quốc tế về hình phạt quất roi phụ nữ (22/2/2010)
Cá kình dìm chết huấn luyện viên (26/2/2010)
Thái Lan: Phe “áo đỏ” lại tụ tập, bất chấp lệnh khẩn cấp (2/8/2010)
Phật sống Tây Tạng đăng quang (3/8/2010)
Thảm sát ở Mỹ, 9 người thiệt mạng (4/8/2010)
Thảm sát hàng loạt ở nhà trẻ Trung Quốc (5/8/2010)
Cảnh sát Nga đã bắn chết 2 tên khủng bố nhà máy điện (6/8/2010)
Mỹ: Nghề vận động hành lang cho nước ngoài (7/8/2010)
Mátxcơva vật lộn trong "trận chiến" khói bụi (7/8/2010)
© Copyright 2012 tintucnghean.com, All rights reserved
Add: TP Hồ Chí Minh - Việt Nam
Hôm nay: 84,883 | Tất cả: 74,939,145

0966050067

Chat hỗ trợ
Chat ngay