KINH TẾ > THÔNG TIN KINH TẾ
Sáng tối đan xen
5/9/2013 - Xem: 5305
 

Thị trường tiếp tục lao dốc, kết quả kinh doanh yếu kém nhiều DN BĐS lên kế hoạch bán bớt tài sản để cầm cự vượt khó khăn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng không ít doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kịp thời thu được kết quả khả quan

Sáng tối đan xen

Lớn bé tranh nhau bán

Vẫn nhớ trong ĐHCĐ 2012 của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG), ông Đoàn Nguyên Đức vẫn khá lạc quan khi đánh giá quyết định hạ giá nhà 50% bởi những lợi thế HAG có được từ quỹ đất giá rẻ, phát triển dự án khép kín do sử dụng sản phẩm của các Cty trong cùng tập đoàn. Thậm chí khi đó ông Đức còn cho biết quỹ đất của HAG còn 16 dự án với tổng diện tích lên đến 2 triệu mét vuông sàn xây dựng. "Trong thời điểm thị trường tụt dốc nếu có cơ hội mua đất sạch, vị trí đẹp, giá rẻ tôi sẽ tiếp tục gom hàng chuẩn bị cho tương lai" - ông Đức nói. 

Nhưng chỉ sau hơn 1 năm dường như những tuyên bố của ông Đức đã không còn chính xác. HAG phải giải phẫu toàn diện để vượt qua khủng hoảng kinh tế. Khác hẳn với tuyên bố vẫn có lãi mặc dù giá giảm 50%, lần tái cấu trúc HAG ông Đức thừa nhận: “BĐS ở Việt Nam càng làm càng lỗ”. HAG quyết định tách tất cả các dự án BĐS sinh lời kém ra khỏi tập đoàn để chuyển về Cty An Phú. HAG chỉ giữ lại một số ít dự án tốt ở Việt Nam, khu phức hợp ở Myanmar và khu căn hộ tại Bangkok. Bầu Đức buộc phải đại phẫu HAG vì theo BCTC hợp nhất bán niên 2013, tổng nợ phải trả của HAGL đến ngày 30.6 là 19.367 tỉ đồng trong khi đó, vốn chủ sở hữu tập đoàn chỉ đạt 12.657 tỉ đồng. Doanh thu quý II đạt 695 tỉ đồng, nhưng nợ ngắn hạn 9.329 tỉ đồng. 

Nếu như cuộc vật lộn tái cấu trúc của HAG là “sóng cả cho thuyền lớn”, bởi ngoài BĐS HAG còn chuyển nhượng cả dự án thủy điện và cổ phần tại Cty gỗ, khoáng sản thì đối với các DN khác chỉ còn cách bán dự án BĐS để tiếp tục trụ lại thị trường. 

Ngày 16.8, HĐQT CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (UDC) ra nghị quyết tìm đối tác chuyển nhượng toàn bộ dự án Bàu Sen. Nếu không tìm được đối tác thì thống nhất chủ trương chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. 

Quý II/2013, riêng Cty mẹ UDC đạt doanh thu gần 67 tỉ và lãi sau thuế 160 triệu đồng nhưng sau khi hợp nhất lỗ 622 triệu đồng. Lũy kế  6 tháng đầu năm Cty lãi hợp nhất 660 triệu đồng. Ngày 30.8, đến lượt HĐQT Licogi 16 (LCG) ra nghị quyết bán dự án Sky Park Residence tại Hà Nội. Báo cáo  hợp nhất 6 tháng của LCG lỗ 60 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ 2015 Cty lãi 16 tỉ đồng. Giải trình của LCG gửi HSX cho biết hàng tồn kho của Cty vẫn chưa được giải phóng đồng thời Cty trích lập dự phòng 32 tỉ đồng do khoản lỗ đầu tư vào Cty con.

Không phải tất cả đều xấu

Nếu như việc chuyển nhượng các dự án của nhiều DN BĐS được đánh giá là hình thức cắt lỗ, chạy khỏi thị trường thì vẫn có DN việc bán dự án đem lại lãi ngàn tỉ đồng. Ngày 7.6, CTCP Tập đoàn Vingroup công bố hoàn tất chuyển nhượng Tổ hợp TTTM Vincom A cho VIPD với giá trị chuyển nhượng 9.823 tỉ đồng. 

Chỉ riêng thương vụ này Vincom đã thu khoản lợi nhuận sau thuế 4.300 tỉ đồng. Chính nhờ chuyển nhượng thành công dự án này mà riêng quý II, VIC đã đạt lợi nhuận sau thuế 3.775 tỉ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ 2012; tổng tài sản  hơn 58,5 ngàn tỉ đồng. Đáng chú ý, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, VIC đã thành công khi huy động 200 triệu USD từ việc bán 20% vốn cổ phần Vincom Retail - 

Cty con của VIC cho quỹ đầu tư Warburg Pincus Consortium. 
Nếu như VIC đại diện cho DN BĐS lớn vẫn kinh doanh hiệu quả thì CTCP dịch vụ và xây dựng Địa ốc Đất Xanh (DXG) là bằng chứng về DN trung bình nhưng cũng có KQKD tương đối tốt. Tính đến hết tháng 6, DXG có VĐL là 525 tỉ đồng. Doanh thu thuần quý II đạt 139 tỉ đồng, tăng 46,3%, lãi gộp 73,7 tỉ đồng, tăng 52% so với quý II/2012. Lũy kế 6 tháng, DXG lãi ròng 21,5 tỉ đồng gấp 2,6 lần cùng kỳ 2012. 

Giải trình KQKD ấn tượng, DXG cho biết doanh thu hoạt động chuyển nhượng BĐS tăng 120% so với cùng kỳ năm trước do các Cty trong tập đoàn bàn giao sản phẩm đất nền, căn hộ và được ghi nhận doanh thu trong quý này. Cùng với đó chi phí lãi vay giảm rất mạnh từ 5,3 tỉ xuống còn 100 triệu đồng. Trong thời gian tới DXG có kế hoạch tăng vốn lên 750 tỉ đồng và tiếp tục mua CP của các Cty liên kết nhằm nâng tỉ lệ sở hữu. 

Theo đánh giá của Chính phủ cũng như nhiều chuyên gia, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là thị trường BĐS. Để vượt qua giai đoạn này mỗi DN BĐS phải tận dụng hết mọi nguồn lực cũng như có bước đi phù hợp. Thực tế cho thấy DN nào biết “lựa thời thế” vẫn sẽ kinh doanh hiệu quả, chắc chắn khi kinh tế hồi phục sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. 

 

Laodong

Kinh tế khác:
Hình ảnh mới của Ford Escape 2008 (22/2/2010)
Nông dân Mỹ thu lãi lớn nhờ công nghệ (22/2/2010)
Công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Miền Trung tăng trưởng vững vàng (22/2/2010)
Công ty CP thiết bị PCCC Thành Vinh Nghệ An (22/2/2010)
Công ty Cp Ô tô Viet-Dubai nhập khẩu ô tô các loại (22/2/2010)
Nhà máy Sơn Penmax chiếm lĩnh thị trường Miền Trung (22/2/2010)
Tháo vòng kiềm tỏa lãi suất (22/2/2010)
Công ty chứng khoán bị tố tự ý rút tiền của nhà đầu tư (22/2/2010)
Các ngành sản xuất phải trả thêm 2.630 tỷ đồng tiền điện (22/2/2010)
Top 9 di động hứa hẹn tạo cơn sốt trong năm 2010 (22/2/2010)
HTX kinh doanh chế biến nông sản XK Thành Sen Cần thị trường nguyên liệu ớt xuất khẩu (22/2/2010)
Trang sức vàng bạc đá quý Ngọc Sương (22/2/2010)
Công ty cổ phần xi măng Dầu khí 12/9 Nghệ An (22/2/2010)
Xi măng Anh Sơn 12/9 Tổ chức mít tinh kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng (22/2/2010)
Công ty CP Đa Phúc cung cấp vật liệu xây dựng (22/2/2010)
© Copyright 2012 tintucnghean.com, All rights reserved
Add: TP Hồ Chí Minh - Việt Nam
Hôm nay: 41,460 | Tất cả: 68,203,925

0966050067

Chat hỗ trợ
Chat ngay