VAN HÓA XÃ H?I > VĂN HÓA - XÃ HỘI
Huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa
25/2/2012 - Xem: 4668
 

Hậu Lộc là một huyện ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 25 km về phía Đông Bắc; giáp huyện Nga Sơn, Hà Trung về phía Bắc, Hoằng Hóa về phía TâyNam; phía Đông giáp với biển Đông.

Upload

Hậu Lộc
Địa lý
Huyện lỵ {{{Huyện lỵ}}}
Vị trí: {{{Vị trí}}}
Diện tích: 141.5 km2 km²
Số xã, thị trấn: 27
Dân số
Số dân: 163,971 người (2009)
Mật độ: 1,212 người/km²
Thành phần dân tộc: Chủ yếu là người Kinh
Hành chính
Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Nguyễn Văn Ấp
Bí thư Huyện ủy: Trịnh Ngọc Giao
Thông tin khác
Điện thoại trụ sở: (84) 0373.831.002
Số fax trụ sở: (84) 0373.831.449
Website: http://www.hauloc.gov.vn


 

 Điều kiện tự nhiên

Hậu Lộc có đầy đủ ba dạng địa hình, từ đồng bằng thuộc các xã Lộc Tân, Thịnh Lộc, Xuân Lộc, Hoa Lộc, Phú Lộc..., đến vùng đồi núi thuộc các xã Triệu Lộc, Tiến Lộc, Thành Lộc, Châu Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc... và ven biển là các xã Hòa Lộc, Ngư Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, Hưng lộc, Đa Lộc.

Huyện có hệ thống sông đào khá dày đặc. Hằng năm cung cấp nước tưới cho nông nghiệp và thoát vào mùa mưa. Do vậy, tình trạng hạn hán và ngập lụt ít khi xảy ra[cần dẫn nguồn]. Tuy nhiên, cơn bão số 7 năm 2005 và số 5 năm 2007 đã tàn phá nặng nề kinh tế và có nguy cơ vỡ đê ở một số xã của huyện[1]. Hậu lộc có khí hậu đặc trưng của vùng bắc Trung Bộ Việt Nam. Trời thường khá lạnh vào mùa đông; mùa hè, nhiệt độ có thể lên tới 37-38C[2].

 Lịch sử phát triển

 Địa danh

Theo các địa chí và địa danh được ghi chép từ thời Lê, Nguyễn, từ thời Trần về trước, huyện Hậu Lộc có tên là huyện Thống Bình. Ðến thế kỷ XIV, năm 1408 (thuộc Minh năm thứ nhất), Minh Thành Tổ đổi tên Thống Bình thành Thống Ninh (thuộc Ái Châu, phủ Thanh Hoa), sang thời hậu Lê thời kỳ Lê trung hưng được gọi là huyện Thuần Hựu (thuộc phủ Hà Trung), sau này thời kỳ Lê mạt do phạm húy tên vua Lê Chân Tông (Lê Duy Hựu) nên đổi tên thành Thuần Lộc, sau là Phong Lộc. Ðến năm 1821, vua Nguyễn Minh Mạng đổi thành huyện Hậu Lộc và tên này được gọi đến ngày nay[3].

 Truyền thống lịch sử

Người Hậu Lộc là chủ nhân của văn hóa Cồn Chân Tiên thời kỳ đồ đá đồng (khoảng 3.000 tới 1.500 năm trước công nguyên), đây là nơi cư trú lâu đời của người Việt cổ. Thời nhà Lý, Hậu Lộc được chọn làm trung tâm hành chính của quận Cửu Chân (tên cũ của tỉnh Thanh Hóa).

Trên địa bàn huyện ầ nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc như di chỉ khảo cổ học văn hóa Hoa Lộc, khu di tích lịch sử văn hóa đền Bà Triệu, Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (di tích quốc gia), Chùa Cam Lộ, Chùa Vich, Cụm Di tích Nghè Diêm Phố[4], Chùa Ngọc Đới - xã Tuy Lộc. Có thể kể đến các địa danh nổi tiếng như cửa biển Lạch Trường, cụm thắng cảnh Phong Mục hay Hòn Nẹ, địa danh đã đi vào bài thơ nổi tiếng "Mẹ Tơm" của Tố Hữu.

Hậu Lộc cũng là vùng đất sản sinh ra nhiều Anh hùng dân tộc, Văn sĩ và các Nhà hoạt động Chính trị Xã hội nổi tiếng như: Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt, Lê Hữu Lập; Đinh Chương Dương; Nguyễn Chí Hiền; Trung tướng, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Luật Phạm Minh Chính (hiện là Thứ trưởng Bộ Công an) và Thiếu tướng Đồng Đại Lộc (hiện là Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an).

 

 Điều kiện kinh tế-xã hội

 Kinh tế

Theo số liệu điều tra 1/4/2009, toàn huyện có tất cả 163 971 nhân khẩu[5]

Giá trị tổng sản phẩm GDP năm 2005 đạt 755 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm(2000-2005) đạt 9,6 %.

Cơ cấu kinh tế năm 2005. Nông – Lâm- ngư nghiệp: 55 %; Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng ( CN-TTCS-XD): 14,2 %; Thương mại – dịch vụ 30,8 %[6]

 Giáo dục và Đào tạo

Huyện Hậu Lộc có tất cả 5 trường Trung học phổ thông và một Trung tâm giáo dục thường xuyên, mỗi xã đều có ít nhất một trường Trung học cơ sở và một trường Tiểu học cơ sở. Các trường đang không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Các trường THPT là THPT Hậu Lộc 1 , THPT Hậu Lộc 2, THPT Hậu Lộc 3, THPT Hậu Lộc 4, THPT Đinh Chương Dương

 Tổ chức hành chính

Hậu Lộc bao gồm 1 thị trấn và 26 xã. (Xem chi tiết bên dưới)

 Đặc sản của huyện

Hậu Lộc nổi tiếng trong và ngoài tỉnh với rượu Chi Nê (xã Cầu Lộc), mắm tôm, mắm chua và hải sản khô Ngư Lộc.

Van hóa Xã h?i khác:
"Siêu nhân" đã từng yêu "sao" khiêu dâm? (22/2/2010)
Chợ nổi miền Tây trên báo Mỹ (22/2/2010)
Ảnh đẹp động vật trong tuần (22/2/2010)
Thái Y Lâm nhảy nhót 'khoe' nội y (22/2/2010)
Paris Hilton thác loạn ở Pháp (22/2/2010)
Đoàn du khách Việt gặp nạn ở Thái Lan (22/2/2010)
Những 'kiều nữ' nổi tiếng của James Cameron (22/2/2010)
Liên minh Hợp tác xã Hà Tĩnh (22/2/2010)
Vợ chồng Ashley Cole ngày còn đắm đuối bên nhau (22/2/2010)
Xí nghiệp xe khách Nghệ An - người bạn đường tin cậy (22/2/2010)
Cẩm Xuyên hoàn thành chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp giai đoạn 2 (22/2/2010)
Những biện pháp tra tấn dã man nhất (22/2/2010)
Hoa đào khoe sắc trong nắng xuân (22/2/2010)
Chợ 'đánh nhau' (22/2/2010)
10 vụ tấn công nổi tiếng nhất của động vật (27/2/2010)
© Copyright 2012 tintucnghean.com, All rights reserved
Add: TP Hồ Chí Minh - Việt Nam
Hôm nay: 40,795 | Tất cả: 68,203,260

0966050067

Chat hỗ trợ
Chat ngay