VAN HÓA XÃ H?I > VĂN HÓA - XÃ HỘI
Huyện Đông Sơn tỉnh Hải Phòng
25/2/2012 - Xem: 4135
 

Đông Sơnhuyện nằm ở trung tâm của tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Upload

 Vị trí

Huyện Đông Sơn là huyện đồng bằng, nằm trong lưu vực của sông Mã, phía Đông giáp thành phố Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Thiệu Hóa, phía Tây giáp huyện Triệu Sơn, phía Tây Nam giáp huyện Nông Cống, phía NamĐông Nam giáp huyện Quảng Xương, đều thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Toạ độ trung tâm: Kinh độ 105o 42' 19", vĩ độ 19o 47' 44" [1].

 Diện tích

Diện tích tự nhiên của huyện Đông Sơn là 106,4 km².

 Dân số

Dân số 107.900 người (1999), thành phần dân tộc chủ yếu gồm người Kinh.

 Hành chính

Mã đơn vị hành chính: 405[2].

Các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Đông Sơn bao gồm:

  1. Thị trấn Rừng Thông (huyện lỵ), nằm kẹp giữa hai quốc lộ 45 và 47, được thành lập theo Quyết định số 49/QĐ-TCCB ngày 28/01/1992.
  2. Thị trấn Nhồi, được thành lập theo Nghị định 40/2006/NĐ-CP ngày 21/4/2006.
  3. Đông Hoàng
  4. Đông Ninh
  5. Đông Khê
  6. Đông Hòa
  7. Đông Yên
  8. Đông Lĩnh
  9. Đông Minh
  10. Đông Thanh
  11. Đông Tiến
  12. Đông Anh
  13. Đông Xuân
  14. Đông Thịnh
  15. Đông Văn
  16. Đông Phú
  17. Đông Nam
  18. Đông Quang
  19. Đông Vinh
  20. Đông Tân
  21. Đông Hưng

Theo kết quả phân loại đơn vị theo Nghị định 159/2005/NĐ-CP về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, huyện Đông Sơn có 4 đơn vị hành chính cấp xã được xếp loại 2 gồm: Đông Ninh, Đông Tiến, Đông Lĩnh và Đông Tân. Các xã, thị trấn còn lại được xếp loại 3[3].

Theo Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, cùng với các huyện Hoằng Hoá, Quảng Xương, huyện Đông Sơn sẽ tách một phần diện tích và dân số để sáp nhập vào thành phố Thanh Hoá, bao gồm các xã: Đông Lĩnh, Đông Hưng, Đông Tân, Đông Vinh và thị trấn Nhồi[4].

 Lịch sử

Đông Sơn là vùng đất cổ, nơi quần cư của người Việt cổ. Đây là một địa chỉ khảo cổ nổi tiếng loại nhất ở Việt Nam, nơi phát hiện ra nên văn hóa Đông Sơn của người Lạc Việt, là địa điểm tìm thấy số lượng trống đồng nhiều nhất Việt Nam nên các trống đồng được tìm thấy ở đây được gọi là trống đồng Đông Sơn.

Thời kì bắc thuộc: thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn, Đông Sơn là miền đất thuộc huyện Tư Phố và một phần (phía nam) thuộc huyện Cư Phong. Thời Tuỳ - Ðường thuộc huyện Cửu Chân. Theo sách "Di Biên" của Cao Biền, thời bấy giờ vùng đất này được gọi là huyện Ðông Dương, sau đổi thành Ðông Cương.

Thời Ðinh, Tiền Lê, Lý giữ nguyên như thời Tuỳ - Ðường. Thời Trần đặt tên là huyện Ðông Sơn thuộc trấn Thanh Ðô, tên huyện Ðông Sơn có từ đây.

Thời thuộc Minh thuộc phủ Thanh Hoá. Thời Lê Quang Thuận, thuộc phủ Thiệu Thiên.

Đầu thời Nguyễn (đầu thế kỷ thứ XIX), vua Gia Long đổi phủ Thiệu Thiên thành phủ Thiệu Hoá. Huyện Ðông Sơn thuộc phủ Thiệu Hoá[5]. Huyện Ðông Sơn lúc này có 6 tổng với 145 xã, thôn, trang, vạn, gia, giáp, sở, phường, gồm địa bàn huyện Đông Sơn ngày nay, phần lớn thành phố Thanh Hoá ngày nay và 11 xã phía đông của hữu ngạn sông Chu thuộc huyện Thiệu Hoá ngày nay[6]. 11 xã thuộc huyện Thiệu Hoá nêu trên bao gồm: Thiệu Viên, Thiệu Lý, Thiệu Vận, Thiệu Trung, Thiệu Đô, Thiệu Châu, Thiệu Vân, Thiệu Giao, Thiệu Khánh, Thiệu Dương, Thiệu Tân.

Năm 1804, vua Gia Long ra chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hóa từ làng Dương Xá (thuộc tổng Đại Bối, huyện Đông Sơn, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa) về làng Thọ Hạc (thuộc tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, nay thuộc phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa).

Ngày 22 tháng 7 năm 1889, theo đạo dụ của vua Thành Thái, 7 làng: Đức Thọ Vạn, Cẩm Bào Nội, Cốc Hạ, Phủ Cốc (thuộc Tổng Bố Đức); Thọ Hạc, Đông Phố, Nam Phố (thuộc tổng Thọ Hạc), đều thuộc huyện Đông Sơn được tách ra để thành lập thị xã Thanh Hoá.

Năm 1900, tách 2 tổng Vận Quy và Đại Bối (địa bàn 11 xã thuộc huyện Thiệu Hoá nêu trên) ra khỏi huyện Đông Sơn, nhập vào huyện Thuỵ Nguyên[6].

Năm 1928, huyện được đổi thành phủ, bao gồm 7 tổng[7], với 115 làng và 5.794 dân đinh[5] là Thạch Khê, Kim Khê, Tuyên Hóa, Quảng Chiếu, Viễn Chiếu, Thọ Hạc và Bố Đức.

Bảng đối chiếu thay đổi đơn vị hành chính cấp tổng thuộc huyện Đông Sơn thời Nguyễn (từ đầu thế kỉ 19 đến năm 1928)
Nguồn: Nguyễn Văn Nhật (chủ biên) (2006). Địa chí huyện Đông Sơn. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 
TT Đầu thế kỉ 19 Minh Mệnh 5 (1824) Minh Mệnh 19 (1838)  Cuối thế kỉ 19 
(1886-1887)
Bảo Đại 3
(1928) [8]
Địa giới cấp xã hiện nay
1 Thạch Khê Thạch Khê Thạch Khê Thạch Khê Thạch Khê Đông Ninh, Đông Hoàng, Đông Hòa và Đông Khê (trừ thôn Tam Xuyên)
2 Thạch Khê và Lê Nguyễn Thạch Khê và Thanh Hoa Thạch Khê và Thanh Hoa Thanh Khê Kim Khê Đông Thanh, Đông Tiến, một phần Đông Minh (các thôn Trung Đông và Vân Đô), một phần Đông Khê (thôn Tam Xuyên) và một phần thị trấn Rừng Thông
3 Lê Nguyễn Thanh Hoa Thanh Hoa Tuyên Hóa Tuyên Hóa Đông Anh, Đông Xuân, Đông Thịnh, Đông Yên, một phần Đông Minh (thôn Tuân Hóa), một phần thị trấn Rừng Thông và thôn Phúc Ấm (xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn)
4 Quang Chiếu Quang Chiếu Quang Chiếu Quang Chiếu Viễn Chiếu Đông Quang, Đông Vinh, Đông Nam và một phần Đông Phú
5 Quang Chiếu Quang Chiếu Quảng Chiếu Quảng Chiếu Quảng Chiếu Đông Tân, Đông Hưng, thị trấn Nhồi, một phần thị trấn Rừng Thông, một phần Đông Phú, Đông Văn
6 Thọ Hạc Thọ Hạc Thọ Hạc Thọ Hạc tổng Thọ Hạc và một phần thị xã Thanh Hóa (từ 1899) Đông Lĩnh, một phần thị trấn Rừng Thông và một số xã, phường thuộc thành phố Thanh Hóa
7 Thọ Hạc Thọ Hạc Bố Đức Bố Đức tổng Bố Đức và một phần thị xã Thanh Hóa (từ 1899) Một số xã, phường thuộc thành phố Thanh Hóa
8 Vận Quy Vận Quy Vận Quy Vận Quy Vận Quy (chuyển về huyện Thiệu Thiên từ năm 1900) Các xã Thiệu Viên, Thiệu Lý, Thiệu Vận, Thiệu Trung, Thiệu Đô, Thiệu Châu thuộc huyện Thiệu Hóa
9 Đại Bối Đại Bối Đại Bối Đại Bối Đại Bối (chuyển về huyện Thiệu Thiên từ năm 1900) Các xã Thiệu Vân, Thiệu Giao, Thiệu Khánh, Thiệu Dương, Thiệu Tân thuộc huyện Thiệu Hóa


Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền cách mạng chia 7 tổng cũ của thành 22 gồm Điện Bàn, Duy Tân, Hoàng Khê, Kim Khê, Đồng Pho, Đồng Minh, Tuyên Hóa, Cổ Bôn, Đại Đồng, Tràng An, Vạn Thắng, Quang Chiếu, Hưng Yên, Long Giang, Long Cương, Song Lĩnh, Vân Sơn, Nam Sơn Thọ, Đức Minh, Ái Sơn, Hương Bào, Bố Vệ.

Năm 1948, các đơn vị hành chính của cấp xã thuộc huyện Đông Sơn được tổ chức lại từ 22 xã xuống còn 13 xã đặt tên theo tên huyện, gồm Đông Ninh, Đông Khê, Đông Hòa, Đông Yên, Đông Lĩnh, Đông Tiến, Đông Anh, Đông Phú, Đông Quang, Đông Hưng, Đông Thọ, Đông Vệ, Đông Hương...

Cuối năm 1954, huyện lại được chia thành 25 xã[5], gồm: Đông Hoàng, Đông Ninh, Đông Khê, Đông Hòa, Đông Yên, Đông Lĩnh, Đông Minh, Đông Thanh, Đông Tiến, Đông Anh, Đông Xuân, Đông Thịnh, Đông Văn, Đông Phú, Đông Nam, Đông Quang, Đông Vinh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Cương, Đông Thọ, Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải, Đông Giang.

Ngày 16 tháng 3 năm 1963, xã Đông Giang (gồm 3 làng Nghĩa Phương, Đông Sơn và Nam Ngạn) thuộc huyện Đông Sơn cùng với xóm Núi xã Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa sáp nhập vào thị xã Thanh Hoá. Nay thuộc địa bàn các phường Hàm Rồng, Nam NgạnTrường Thi, thành phố Thanh Hóa.

Ngày 28 tháng 8 năm 1971, các xã Đông Thọ, Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải thuộc huyện Đông Sơn và xã Quảng Thắng thuộc huyện Quảng Xương sáp nhập vào thị xã Thanh Hoá.

Ngày 5-7-1977, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 177/CP trong đó sáp nhập 16 xã của huyện Thiệu Hóa ở hữu ngạn sông Chu, thành lập huyện Đông Thiệu (phần còn lại của huyện Thiệu Hoá sáp nhập với huyện Yên Định, thành lập huyện Thiệu Yên). Huyện Đông Thiệu có 31 xã, gồm: Đông Hoàng, Đông Ninh, Đông Khê, Đông Hòa, Đông Yên, Đông Lĩnh, Đông Minh, Đông Thanh, Đông Tiến, Đông Anh, Đông Xuân, Đông Thịnh, Đông Văn, Đông Phú, Đông Nam, Đông Quang, Đông Vinh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Cương, Thiệu Toán, Thiệu Chính, Thiệu Hòa, Thiệu Minh, Thiệu Tâm, Thiệu Viên, Thiệu Lý, Thiệu Vận, Thiệu Trung, Thiệu Đô, Thiệu Châu, Thiệu Vân, Thiệu Giao, Thiệu Khánh, Thiệu Dương, Thiệu Tân.

Năm 1982, theo Quyết định số 149/QĐ-HĐBT ngày 30/8/1982, huyện Đông Thiệu đổi lại là huyện Đông Sơn.

Năm 1992, thành lập thị trấn Rừng Thông trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Đông Lĩnh, Đông Tiến, Đông Xuân, Đông Tân.

Ngày 18 tháng 11 năm 1996, tách 16 xã ở hữu ngạn sông Chu để tái lập huyện Thiệu Hóa theo Nghị định số 72/CP của Chính phủ. Cũng trong năm 1996, xã Đông Cương sáp nhập vào thành phố Thanh Hoá.

Năm 2006, thành lập thị trấn Nhồi trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Đông Hưng và Đông Tân.

Bảng đối chiếu thay đổi đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Đông Sơn từ 1928 đến nay
(Không liệt kê các xã nam sông Chu thuộc huyện Thiệu Hóa được sáp nhập vào huyện Đông Sơn trong giai đoạn 1977-1996)
Nguồn: Nguyễn Văn Nhật (chủ biên) (2003). Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Sơn 1930 – 2000. Nhà xuất bản Thanh Hóa. 
TT 1928–1945
(Thuộc tổng)
Từ cuối 1945 Từ cuối 1948 Từ 1953 Từ 1954 Từ 2006 Ghi chú
1 Thạch Khê Điện Bàn và Duy Tân[9] Đông Ninh Đông Ninh Đông Ninh Đông Ninh
2 Thạch Khê Hoàng Khê Đông Khê Đông Khê Đông Hoàng[10] Đông Hoàng
3 Thạch Khê Liên Khê Đông Khê Đông Khê Đông Khê Đông Khê
4 Thạch Khê Đồng Pho Đông Hòa Đông Hòa Đông Hòa Đông Hòa
5 Kim Khê và Tuyên Hóa Đồng Minh Đông Hòa Đông Hòa Đông Minh[11] Đông Minh
6 Kim Khê Cổ Bôn Đông Tiến Đông Thanh Đông Thanh Đông Thanh
7 Kim Khê Đại Đồng Đông Tiến Đông Tiến Đông Tiến Đông Tiến
8 Tuyên Hóa Tuyên Hóa Đông Anh Đông Anh Đông Anh Đông Anh
9 Tuyên Hóa Tuyên Hóa Đông Anh Đông Thịnh Đông Thịnh Đông Thịnh
10 Tuyên Hóa Tuyên Hóa Đông Anh Đông Xuân Đông Xuân Đông Xuân
11 Tuyên Hóa, Kim Khê, Quảng Chiếu và Thọ Hạc Tuyên Hóa, Đại Đồng, Long Hưng và Vân Sơn Đông Anh, Đông Tiến, Đông Hưng và Đông Lĩnh Đông Xuân, Đông Tiến, Đông Tân và Đông Lĩnh Đông Xuân, Đông Tiến, Đông Tân và Đông Lĩnh Rừng Thông (1992)
12 Tuyên Hóa Vạn Thắng Đông Yên Đông Yên Đông Yên Đông Yên
13 Tuyên Hóa và Quảng Chiếu Tràng An Đông Yên Đông Văn Đông Văn Đông Văn
14 Viễn Chiếu Quang Chiếu Đông Quang Đông Quang Đông Quang Đông Quang
15 Viễn Chiếu Quang Chiếu Đông Quang Đông Quang Đông Vinh[12] Đông Vinh
16 Viễn Chiếu và Quảng Chiếu Nam Sơn Đông Phú Đông Phú Đông Phú Đông Phú
17 Viễn Chiếu và Quảng Chiếu Nam Sơn Đông Phú Đông Phú Đông Nam[13] Đông Nam
18 Quảng Chiếu Long Giang Đông Hưng Đông Tân Đông Tân Đông Tân
19 Quảng Chiếu Hưng Yên Đông Hưng Đông Hưng Đông Hưng Đông Hưng
20 Quảng Chiếu Hưng Yên và Long Giang Đông Hưng và Đông Tân Đông Hưng và Đông Tân Đông Hưng và Đông Tân Nhồi (2006)
21 Thọ Hạc Vân Sơn và Song Lĩnh Đông Lĩnh Đông Lĩnh Đông Lĩnh Đông Lĩnh
22 Thọ Hạc Long Cương và Song Lĩnh Đông Lĩnh Đông Cương Đông Cương Đông Cương Trực thuộc thành phố Thanh Hóa từ 1996
23 Thọ Hạc Nam Sơn Thọ Đông Thọ Đông Thọ Đông Thọ Đông Thọ Trực thuộc thị xã Thanh Hóa từ 1971
24 Thọ Hạc và Bố Đức Nam Sơn Thọ Đông Thọ Đông Giang Đông Giang Hàm Rồng (1964), Nam Ngạn (1964) và Trường Thi (1994) Thuộc về thị xã Thanh Hóa từ 1963
25 Bố Đức Ái Sơn và Đồng Lễ Đông Hương Đông Hải Đông Hải Đông HảiĐông Sơn (1981) Thuộc về thị xã Thanh Hóa từ 1971
26 Bố Đức Hương Bào Đông Hương Đông Hương Đông Hương Đông Hương Trực thuộc thị xã Thanh Hóa từ 1971
27 Bố Đức Bố Vệ Đông Vệ Đông Vệ Đông Vệ Đông Vệ Trực thuộc thị xã Thanh Hóa từ 1971
28  ?  ?  ? Đông Trấn[14]  ? Ngọc Trạo [15] (1971) Thuộc về thị xã Thanh Hóa từ 1954[16]
29  ? Minh Đức[14]  ?  ?  ?  ?


 Danh nhân

Các danh nhân quê ở huyện Đông Sơn:

  • Thiều Thốn, ở làng Thọ Sơn, xã Ðông Tiến. Thiều thống là Phò Kỳ lang (Phò mã), chức vụ Phòng Ngự sứ Lạng Sơn đời Trần.
  • Lê Trắc (hay Lê Tắc, viết sách An Nam chí lược, đời Trần.
  • Nguyễn Chích, ở làng Vạn Lộc, xã Ðông Ninh, dũng tướng Lam Sơn, khai quốc công thần thời Lê.
  • Nguyễn Như Soạn, tướng thờ Lê Lợi, cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi.
  • Nguyễn Mộng Tuân, ở làng Viên Khê, xã Ðông Anh, đậu Thái học sinh đời Trần. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, làm quan tới chức Tả Nạp Ngôn, Vinh lộc đại phu. Ông có tập thơ "Cúc pha tập".
  • Triệu Quy Linh ở làng Doãn Xá, xã Ðông Ninh. Tử tiết chống Mạc.
  • Lê Hy, quê làng Thạch Khê (nay thuộc xã Đông Khê), đỗ Tiến sĩ, giữ chức Tham Tụng, Sách quận công. Lê Hy còn là nhà sử học thế kỷ XVII chức Quốc sử quán tổng đài, biên soạn và hoàn thành bộ Ðại Việt sử ký toàn thư đến đời Lê Gia Tông (năm 1692) và viết Bản kỷ tục biên.
  • Nguyễn Nghi, ở làng Ngọc Bôi, xã Ðông Thanh, làm quan tới chức Tả thị lang Bộ Lại kiêm Ðông các đại học sĩ, tước Thái Bảo, thầy dạy hai vua Lê Anh TôngLê Thế Tông.
  • Nguyễn Khải (con thứ Nguyễn Nghi), võ tướng thời Lê Trung Hưng, tước Ðặng quận công.[5]
  • Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam.
  • Nguyễn Chính, nhà thơ, quê ở làng Vạn Lộc, xã Ðông Ninh.
  • Triệu Bôn, nhà văn.

 Giao thông

  • Đường bộ:
  • Quốc lộ 45, chạy từ thành phố Thanh Hóa, cắt ngang phía bắc huyện, qua thị trấn Rừng Thông, sang huyện Thiệu Hóa.
  • Quốc lộ 47, chạy từ thành phố Thanh Hóa, cắt ngang phía bắc huyện, qua thị trấn Rừng Thông, sang huyện Triệu Sơn.

 Kinh tế

Trên địa bàn huyện có các khu công nghiệp Đông Lĩnh (8,6 ha), Vức (176 ha) và 5 cụm nghề chính: Đông Hưng, Đông Tân, Đông Anh, Đông Tiến, Đông Nam để mời gọi các doanh nghiệp trong huyện và trong tỉnh vào đầu tư.

Nghề khai thác và chế tác đá xuất khẩu, đá mỹ nghệ đem lại cho huyện nguồn thu lớn.

Năm 2004, tổng doanh thu thương mại đạt khoảng 23.341 triệu đồng, tăng 20% so với năm 2003. Riêng xuất khẩu đạt 5.279.300 USD đạt 105,6% kế hoạch, tăng 47,7% so với năm 2003.

Giáo dục

Huyện Đông Sơn có các trường THPT:

  1. THPT Đông Sơn 1 (xã Đông Xuân);
  2. THPT Đông Sơn 2 (xã Đông Văn);
  3. THPT Nguyễn Mộng Tuân (thị trấn Rừng Thông);
  4. THPT Dân lập Đông Sơn (xã Đông Tân);
  5. Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đông Sơn (thị trấn Rừng Thông).

Trường THCS: THCS Nguyễn Chích (trước đây là trường Năng khiếu Đông Sơn) và các trường THCS cấp xã.

Đông Sơn là huyện có truyền thống khoa cử. Dân gian có câu: thầy đồ Hoằng Hoá, thầy khoá Đông Sơn.

 Văn hoá, xã hội

Huyện Đông Sơn nổi tiếng với hệ thống trò diễn dân gian: ngũ trò Viên Khê (dân ca, dân vũ Đông Anh, ở xã Đông Anh), ngũ trò Bôn (nay thuộc xã Đông Thanh), ngũ trò Rủn (nay thuộc xã Đông Khê).

Ngày nay, nghệ nhân Thiều Quang Tùng (xã Đông Tiến) là một trong 2 nghệ nhân của tỉnh Thanh Hoá đã đúc phục chế được trống đồng (nghệ nhân còn lại ở xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, xưa cũng thuộc Đông Sơn).

Tại thị trấn Rừng Thông có khu di tích lịch sử quốc gia tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dịp Người về thăm Thanh Hoá.

 Địa phương kết nghĩa

Ngày 12/3/1960, tại thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa), hưởng ứng phong trào kết nghĩa Bắc - Nam, lễ kết nghĩa giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam được tổ chức theo chủ trương của Bộ Chính trị và Ban Thống nhất Trung ương. Lễ kết nghĩa giữa hai huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) và Đông Sơn (tỉnh Thanh Hóa) cũng được tổ chức ngay sau đó. Tại buổi lễ, đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đông Sơn và đại diện Mặt trận giải phóng miền Nam huyện Thăng Bình thay mặt cho Đảng bộ và nhân dân hai huyện nguyện kề vai sát cánh, chung sức chung lòng chống Mỹ cứu nước và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Mối tình kết nghĩa Đông Sơn – Thăng Bình là biểu hiện của tinh thần đoàn kết chiến đấu Bắc – Nam, là một hành động cụ thể của nhân dân hai miền hướng tới mục tiêu thống nhất đất nước[17].

Thầy giáo Trịnh Mai Sơn, quê ở xã Đông Minh, Đông Sơn được tăng cường vào làm Hiệu trưởng Trường PTCS Bình Đào giai đoạn 1978-1980 đã viết:

Hai quê trong trái tim tôi
Hai đầu nỗi nhớ khôn nguôi của mình
Ở Đông Sơn nhớ Thăng Bình
Về Quảng Nam nhớ dáng hình tỉnh Thanh
Bao năm chung khúc quân hành
Giặc tan náo nức hoà bình dựng xây
Nước non đổi mới từng ngày
Nghĩa tình thêm đậm, thêm dày lòng ta.

 Chú thích

  1. ^ Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ. Công báo số 163+164, ngày 01/3/2007. 
  2. ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. 
  3. ^ Tham khảo Quyết định số 1625 /QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá)
  4. ^ Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
  5. ^ a b c d Trang thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa. Giới thiệu về huyện Đông Sơn. 
  6. ^ a b Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá. Tên làng xã Thanh Hoá, tập I. Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2000. 
  7. ^ Ban chấp hành Đảng bộ xã Đông Anh. Lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng xã Đông Anh (1930-2005). Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2006. 
  8. ^ Từ năm 1928, huyện Đông Sơn chuyển thành phủ.
  9. ^ Địa chí huyện Đông Sơn (2006), tr.46 và Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Sơn 1930 – 2000 (2003), tr.19 cho rằng chỉ có xã Điện Bàn, nhưng cũng trong Địa chí huyện Đông Sơn, tr.663 lại khẳng định vào tháng 10 năm 1954, hai xã Điện Bàn và Duy Tân được thành lập trên địa phận xã Đông Ninh ngày nay.
  10. ^ Địa chí huyện Đông Sơn (2006), tr.47 và Tên làng xã Thanh Hóa, tập II (2001), tr.44 cho rằng xã Đông Hoàng thành lập năm 1953, nhưng cũng trong Địa chí huyện Đông Sơn, tr.640 lại khẳng định xã Đông Hoàng thành lập cuối năm 1954.
  11. ^ Địa chí huyện Đông Sơn (2006), tr.47 và Tên làng xã Thanh Hóa, tập II (2001), tr.47 cho rằng xã Đông Minh thành lập năm 1953, nhưng cũng trong Địa chí huyện Đông Sơn, tr.655 lại khẳng định xã Đông Minh thành lập vào tháng 8 năm 1954.
  12. ^ Địa chí huyện Đông Sơn (2006), tr.47 và Tên làng xã Thanh Hóa, tập II (2001), tr.53 cho rằng xã Đông Vinh thành lập năm 1953.
  13. ^ Địa chí huyện Đông Sơn (2006), tr.47 và Tên làng xã Thanh Hóa, tập II (2001), tr.47 cho rằng xã Đông Nam thành lập năm 1953, nhưng cũng trong Địa chí huyện Đông Sơn, tr.660 lại khẳng định xã Đông Nam thành lập vào tháng 7 năm 1954.
  14. ^ a b Nguyễn Văn Nhật (chủ biên-2003). Sách đã dẫn. .
  15. ^ Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa. Tên làng xã Thanh Hoá, tập II. 
  16. ^ Nguyễn Văn Nhật (chủ biên-2003). Sách đã dẫn. 
  17. ^ 50 năm kết nghĩa Thanh Hoá - Quảng Nam: Đông Sơn – Thăng Bình trọn nghĩa, vẹn tình
Van hóa Xã h?i khác:
"Siêu nhân" đã từng yêu "sao" khiêu dâm? (22/2/2010)
Chợ nổi miền Tây trên báo Mỹ (22/2/2010)
Ảnh đẹp động vật trong tuần (22/2/2010)
Thái Y Lâm nhảy nhót 'khoe' nội y (22/2/2010)
Paris Hilton thác loạn ở Pháp (22/2/2010)
Đoàn du khách Việt gặp nạn ở Thái Lan (22/2/2010)
Những 'kiều nữ' nổi tiếng của James Cameron (22/2/2010)
Liên minh Hợp tác xã Hà Tĩnh (22/2/2010)
Vợ chồng Ashley Cole ngày còn đắm đuối bên nhau (22/2/2010)
Xí nghiệp xe khách Nghệ An - người bạn đường tin cậy (22/2/2010)
Cẩm Xuyên hoàn thành chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp giai đoạn 2 (22/2/2010)
Những biện pháp tra tấn dã man nhất (22/2/2010)
Hoa đào khoe sắc trong nắng xuân (22/2/2010)
Chợ 'đánh nhau' (22/2/2010)
10 vụ tấn công nổi tiếng nhất của động vật (27/2/2010)
© Copyright 2012 tintucnghean.com, All rights reserved
Add: TP Hồ Chí Minh - Việt Nam
Hôm nay: 43,169 | Tất cả: 68,205,634

0966050067

Chat hỗ trợ
Chat ngay