VAN HÓA XÃ H?I - VĂN HÓA - XÃ HỘI
Những cách chống nắng nóng trên 40 độ "bá đạo"
Trong những ngày nóng đỉnh điểm, nhiều người dân đã nghĩ ra các chiêu thức cực "bá đạo" mỗi khi phải ra đường.

Huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh

Huyện Hóc Môn là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện nằm ở giữa Quận 12 và huyện Củ Chi. Nơi đây còn nổi tiếng với tên gọi Mười tám thôn vườn trầu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Hành chính Huyện có 11 xã: Nhị Bình, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Bà Điểm, Đông Thạnh, Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Trung Chánh, Tân Xuân, Tân Thới Nhì và thị trấn Hóc Môn. 7 xã của huyện này đã được tách ra để lập nên Quận 12: Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, một phần của Tân Chánh Hiệp và một phần của Trung Mỹ Tây. Địa lý Huyện Hóc Môn nằm về phía Tây Bắc các quận nội thành của TP. HCM. Vị trí địa lý của huyện như sau: phía Bắc giáp với huyện Củ Chi, phía Đông giáp thị xã Thuận An - tỉnh Bình Dương, phía Đông Nam giáp quận 12, phía Nam giáp quận Bình Tân, phía Tây Nam giáp huyện Bình Chánh và phía Tây giáp huyện Đức Hòa - tỉnh Long An. Quá trình hình thành và phát triển Theo sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức, tháng 2 năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn ra lệnh cho Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phía Nam và quyết định thành lập chủ Gia Định gồm huyện Phước Long và huyện Tân Bình. Thời điểm 1698, vùng đất phía Nam dân cư thưa thớt, đất đai còn hoang vu, địa danh “Hóc Môn” lúc đó chưa có tên gọi, là một vùng đất nằm trong huyện Tân Bình, thuộc phủ Gia Định. Từ năm 1698 đến năm 1731, một số lưu dân từ miền Bắc, miền Trung do không cam chịu sự thống trị hà khắc của phong kiến triều Trịnh-Nguyễn phân tranh loạn lạc nên đã đến vùng đất này để sinh cơ, lập nghiệp; lập ra những thôn ấp và nông trại, lúc đầu hình thành 06 thôn dần dần phát triển thành 18 thôn. Đến đầu thế kỷ 19, một số thôn của Hóc Môn vẫn còn những nét hoang dã, có cọp dữ nổi tiếng như “cọp vườn trầu” và có nhiều đầm môn nước mọc um tùm, nên trong dân gian địa danh “Hóc Môn” có tên gọi từ đây (hóc hẻm có nhiều cây môn). Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho cải cách lại các đơn vị hành chánh, đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định. Đến năm 1808, vua Gia Long lại đổi trấn Gia Định thành Gia Định Thành và nâng huyện Tân Bình lên thành Phủ Tân Bình. Phủ Tân Bình có 04 huyện, trong đó có huyện Bình Dương. Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Dương thuộc phủ Tân Bình của Gia Định Thành, huyện lỵ Bình Dương đóng tại làng Tân Thới Nhì (nay là vùng Trung tâm Thị trấn Hóc Môn). Năm 1832, vua Minh Mạng đổi tên Gia Định Thành thành tỉnh Phiên An. Đến năm 1836, lại tiếp tục đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định. Năm 1841, phủ Tân Bình lại tăng thêm 1 huyện là huyện Bình Long (do 1 phần huyện Bình Dương tách ra). Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Long thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Năm 1862, thực dân Pháp đã chia lại địa giới hành chính tỉnh Gia Định bao gồm 03 phủ, 41 tổng; huyện Bình Long thuộc phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định. Huyện lỵ Bình Long đóng tại làng Tân Thới Nhì (nay là vùng trung tâm thị trấn Hóc Môn). Sau cuộc khởi nghĩa 18 thôn vườn trầu (1885), thực dân Pháp chính thức đổi tên huyện Bình Long thành quận Hóc Môn. Quận Hóc Môn giai đoạn 1885-1945 thuộc tỉnh Gia Định là một vùng đất rộng lớn bao gồm 4 tổng: Tổng Long Tuy Thượng, Tổng Long Tuy Hạ, Tổng Long Tuy Trung và Tổng Bình Thạnh Trung nằm trên địa bàn của 3 quận huyện: Hóc Môn, Củ Chi và quận 12 ngày nay. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Hóc Môn là một trong 04 quận của tỉnh Gia Định Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà Bè). Đến thời Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam (1954-1975), quận Hóc Môn tiếp tục thuộc tỉnh Gia Định. Đối với cách mạng tùy theo yêu cầu phát triển của phong trào cách mạng trong từng thời điểm, Hóc Môn có nhiều lần tách nhập, thay đổi ranh giới: từ năm 1954 đến cuối năm 1959, quận Hóc Môn bao gồm 3 quận – huyện là: Hóc Môn, Củ Chi và quận 12 ngày nay; từ năm 1960 đến năm 1961 tách ra thành 2 quận: Hóc Môn và Củ Chi; từ năm 1961 đến năm 1969, Hóc Môn và Gò Vấp sáp nhập lại thành quận Gò Môn; sau đó nhập thêm một số xã của Củ Chi thành lập phân khu Gò Môn, từ năm 1969 đến năm 1972 phân khu Gò Môn tách ra thành 4 quận nhỏ, trong đó Hóc Môn tách thành 2 quận: Đông Môn và Tây Môn; từ năm 1972 đến năm 1975: Đông Môn và Tây Môn nhập lại thành quận Hóc Môn. Sau ngày thống nhất đất nước (30 tháng 4 năm 1975), Hóc Môn là 1 trong 6 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 16 xã và 1 thị trấn. Từ ngày 1 tháng 4 năm 1997 đến nay do yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội chung của thành phố, huyện Hóc Môn tách ra 7 xã để thành lập quận 12. Hiện nay, Hóc Môn có 11 xã và 1 thị trấn.


Huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh

Nhà Bè là một trong 5 huyện trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.


Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh

Quận 10 là một trong 24 quận, huyện trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Quận 10 gồm 15 phường (được đánh số từ 1 đến 15) và giáp các quận 3, 5, 11, Tân Bình.


Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh

Quận 11 là một trong 24 quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh


Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh

Quận 12 là một trong 19 quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1997 theo Nghị định 03/CP, ngày 6 tháng 1 năm 1997 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất và một phần xã Tân Chánh Hiệp; một phần xã Trung Mỹ Tây thuộc Huyện Hóc Môn trước đây. Tổng diện tích đất tự nhiên 5.274,89 ha, dân số hiện nay 307.449 người (tính đến 3/2006). Quận 12 được chia thành 11 phường.


Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh

Quận 1 hay Quận nhất (nhiều người địa phương phát âm là Quận nhứt [1]) là quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh. Các cơ quan chính quyền, các Lãnh sự quán các nước và các tòa nhà cao tầng đều tập trung tại quận này. Quận 1 được xem là nơi sầm uất và có mức sống cao nhất [cần dẫn nguồn] của thành phố về mọi phương diện, thể hiện trong câu "Ăn Quận 5, nằm Quận 3, làm nhà Quận 1". Đường Đồng Khởi và đại lộ Nguyễn Huệ là những khu phố thương mại chính của quận 1. Đường Đồng Khởi hiện đang giữ kỷ lục về giá đất, với một lô đất được bán năm 2007 với giá 1 tỷ đồng/m2 [2]. Năm 2011, quận 1 thu ngân sách đạt 4103 tỷ đồng[1]


Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh

Quận 2 là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 2 có diện tích 49,74 km², dân số ngày 1/4/2009 (theo Điều tra dân số năm 2009) là 145.981 người.


Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh

Quận 3 là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 3 có diện tích 4,92 km², dân số: 189.764 người (theo điều tra ngày 1/4/2009). Quận 3 giáp Quận 1, Quận 10, Quận Phú Nhuận và Quận Tân Bình, được chia làm 14 phường, đánh số từ 1 đến 14.


Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh

Quận Bốn, hay Quận Tư là một quận nằm ở giữa quận 1 và quận 7 thành phố Hồ Chí Minh. Với diện tích chỉ khoảng 4,2 km², Quận 4 là quận có diện tích nhỏ nhất của thành phố.


Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh

Quận 5 là một trong 24 quận và huyện trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận 5 có diện tích 4,27 km², bao gồm 15 phường (được đánh số từ 1 đến 15), nằm bên phía Bắc của Kinh Tàu Hủ, chung quanh giáp liền với các quận 1, 3, 6, 8, 10 và 11. Khi đi liền với quận 6, hai quận này còn được gọi chung là Chợ Lớn, một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam.


Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh

Quận 6 là một trong 24 quận và huyện trong Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Việt Nam. Quận 6 có diện tích 7,14 km², bao gồm 14 phường (được đánh số từ 1 đến 14), nằm bên phía Tây của Rạch Bến Nghé, chung quanh giáp liền với các quận 5, 8, 10, 11, quận Tân Bình và quận Bình Tân. Khi đi liền với quận 5, hai quận này còn được gọi chung là Chợ Lớn, một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam.


Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh

Quận 7 là một phần của huyện Nhà Bè trước kia. Quận 7 nổi tiếng với khu chế xuất Tân Thuận, công viên giải trí Wonderland, và khu đô thị mới Nam Sài Gòn.


Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh

Quận 8 là một trong 19 quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở vị trí Tây Nam thành phố.


Quận 9 thành phố Hồ Chí Minh

Quận 9 là một quận ngoại ô của Thành phố Hồ Chí Minh.


Quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh

Quận Bình Tân (Thành phố Hồ Chí Minh) được hình thành từ việc tách huyện Bình Chánh cũ thành huyện Bình Chánh mới và quận Bình Tân theo nghị định 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Diện tích tự nhiên là 5188,02 ha. Phía đông giáp các quận Tân Phú, quận 6 và quận 8. Phía tây giáp huyện Bình Chánh mới. Phía nam giáp quận 8 và huyện Bình Chánh mới. Phía bắc giáp quận 12 và huyện Hóc Môn. Theo kết quả điều tra ngày 1/4/2009 dân số quận Bình Tân là 572.796 người, là đơn vị có dân số lớn thứ hai trong số các đơn vị hành chánh cấp huyên cả nước, chỉ sau thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Dân số quận tăng rất nhanh, chủ yêu do dân nhập cư từ các địa phương khác đến sinh sống.


 «   Trước «    36   37   38   39   40   41   42   43   44    » Tiếp    » 

 
  TIN TIÊU ĐIỂM    
Ship giỏ quà tặng tết ở tại TP Vinh Nghệ An
Top 10 Cửa hàng hoa tươi Thành phố Vinh, Nghệ An
Dây đai Curoa, đai răng, Băng tải PVC, cao su
In tem nhãn mác, decal nhựa dẻo, nhựa đục
Cho thuê giàn giáo, cốp pha tại TP Vinh Nghệ An
Công ty chuyển fast nhanh Hàng Không Vinh
Cơ sở sản xuất gạch Block Nghệ An
Dạy, đào tạo môn quần vợt tennis ở tại TP Vinh Nghệ An
Công ty du học Úc, Nhật Bản tại TP Vinh Nghệ An
Những mẫu website đẹp nhất 2013
Công ty cung cấp dịch vụ kế toán Nghệ An
Công ty du lịch tại nghệ an,hà tinh,công ty du lịch anh em travel (Công ty du lịch tại nghệ an)
   
   
   
   
  HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN    
Hôm nay: 1,540
Tất cả: 60,233,132
 
 
  Trang chủ I  Van hóa Xã h?i   I  Kinh tế   I  Thế giới   I  Pháp luật   I  Khoa - Giáo   I  Giới trẻ   I  Thể thao   I  Thời trang   I  Đời sống   I  Giải trí   I  
© Copyright 2012 tintucnghean.com, All rights reserved
Add: TP Hồ Chí Minh - Việt Nam