>> VAN HÓA XÃ H?I - VĂN HÓA - XÃ HỘI

Thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa
Tin đăng ngày: 25/2/2012 - Xem: 3907

Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Thanh Hóa, phía bắc và đông bắc giáp huyện Hoằng Hóa, phía nam và đông nam giáp huyện Quảng Xương, phía tây giáp huyện Đông Sơn, phía tây bắc giáp với huyện Thiệu Hóa. Thị xã Thanh Hóa trở thành thành phố Thanh Hóa năm 1994. Thành phố có diện tích tự nhiên 57,8 km² với 12 phường và 6 xã.

Khái quát về thành phố

Hệ thống đô thị Thanh Hóa hình thành từ lâu đời và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, thành phố Thanh Hóa là đô thị trẻ, nằm bên bờ sông Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hòa.

Quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua trung tâm thành phố dài gần 13 km, cảng Lễ Môn, Sầm Sơn ở phía Ðông, đường sắt Bắc - Nam chạy ở phía Tây, tạo thành một mạng lưới giao thông đa dạng và thuận tiện. Nhờ đó, thành phố Thanh Hóa đã trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời ở vào vị thế thuận lợi trong việc giao thương với tất cả các tỉnh trong nước.

Thành phố Thanh Hóa là cầu nối giữa Bắc bộ với Trung bộ, là đô thị có vai trò quan trọng về an ninh, quốc phòng,thành phố đang cố gắng trở thành đô thị loại 1 vào năm 2013 và trở thành một trong những trung tâm tài chính, du lịch, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe của vùng Nam Bắc bộ và Bắc Trung bộ[5].

 Điều kiện tự nhiên

Thành phố Thanh Hóa
Thành phố Thanh Hóa (Việt Nam)
Thành phố Thanh Hóa
Thành phố Thanh Hóa

Vị trí thành phố Thanh Hóa trên bản đồ Việt Nam

Tọa độ: 19°48′19″B 105°43′57″Đ / 19.80528, 105.7325
Country  Vietnam

Địa hình

Thành phố Thanh Hóa nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, có nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng rộng - hẹp, nông - sâu.

Núi:

  • Hàm Rồng: Chạy từ làng Dương Xá xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, men theo hữu ngạn sông Mã về đến chân cầu Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng vừa dài vừa uốn lượn,đến khúc cuối thì phình to ra như một cái đầu có miệng khổng lồ, vì thế, dân gian đặt tên là núi Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng nằm án ngữ cửa ngõ phía Bắc thành phố, theo tương truyền, núi Hàm Rồng có 99 đỉnh. Đặc điểm địa hình độc đáo đã vô tình tạo nên một cứ điểm phòng không vững chắc góp phần tạo ra huyền thoại về chiếc cầu Hàm Rồng không thể bị đánh sập trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
  • Núi Mật Sơn: Là núi sót thấp nằm trên địa phận phường Đông Vệ.

Sông:

  • sông Mã: Theo tương truyền, nước sông chảy xiết và dũng mãnh như một con ngựa phi nước đại nên có tên là sông Mã. Con sông mở đầu bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng ('Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi') khi chảy vào địa phận thành phố trở nên hiền hòa, uốn lượn quanh núi Hàm Rồng trước khi đổ ra biển. Sông Mã đã được chọn làm trục xương sống để xây dựng một thành phố hiện đại bên bờ sông Mã trong tương lai.

 Khí hậu

 Nhiệt độ

Với vị trí trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong một năm thành phố Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt.

  • Mùa nóng: Bắt đầu từ cuối Xuân đến giữa mùa thu. Ở khoảng thời gian này trong năm, thời tiết nắng lắm, mưa nhiều, gây ra lụt lội và hạn hán. Những ngày có gió Lào, nhiệt độ còn được đẩy cao tới 39-40 độ C.
  • Mùa lạnh : Bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp tới 5 - 6 độ C.

Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,3 đến 23,6 độ C.

 Gió

-Do nắm trong vùng đồng bằng ven biển, thành phố Thanh Hóa hàng năm có 3 mùa gió:

  • Gió Bắc: (gió mùa Đông Bắc) Không khí lạnh từ vùng Siberia thổi vào, gây ra mùa đông lạnh và giá buốt.
  • Gió Tây Nam: (gió Lào) Từ vịnh Bengan qua Thái Lan rồi qua Lào, mang theo không khí nóng và khô rát vào những ngày hè. Cường độ gió Lào ở thành phố Thanh Hóa không mạnh bằng ở các tỉnh miền Trung khác.
  • Gió Đông Nam: (gió Nồm) Là gió từ biển vào mang theo khí hậu mát mẻ.

 Lượng mưa

Lượng mưa hàng năm trung bình đạt 1730 - 1980 mm.

 Lịch sử

Năm 1804, vua Gia Long ra chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hóa từ làng Dương Xá (xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa) về làng Thọ Hạc (huyện Đông Sơn), gọi là Hạc Thành.

Ngày 22 tháng 7 năm 1889, vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập thị xã Thanh Hóa bao gồm 7 làng: Đức Thọ Vạn, Cẩm Bào Nội, Cốc Hạ, Phủ Cốc (thuộc tổng Bố Đức, huyện Đông Sơn); Thọ Hạc, Đông Phố, Nam Phố (thuộc tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn).

Ngày 29 tháng 5 năm 1929, người Pháp quyết định thành lập thành phố Thanh Hóa, là một thành phố cấp 3.

Ngày 16 tháng 3 năm 1963, xã Đông Giang (gồm 3 làng Nghĩa Phương, Đông Sơn và Nam Ngạn) thuộc huyện Đông Sơn và xóm Núi xã Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa sát nhập vào thị xã. Ngày 28 tháng 8 năm 1971, các xã Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải thuộc huyện Đông Sơn và xã Quảng Thắng thuộc huyện Quảng Xương sát nhập vào thị xã. Lần lượt năm 1991 và 1993, thị xã Thanh Hóa được xếp vào độ thị loại 4 và loại 3.

Ðể phát huy và nâng cao vai trò, vị thế của trung tâm tỉnh lỵ của một tỉnh thuộc hàng lớn nhất cả nước, ngày 1 tháng 5 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 37/CP nâng cấp thị xã Thanh Hóa lên thành phố Thanh Hóa[3] với 15 phường, xã, tổng diện tích tự nhiên 57,8 km2, dân số gần 20 vạn người.

Ngày 6 tháng 12 năm 1995, Chính phủ ra Nghị định số 85/CP điều chỉnh địa giới thành phố Thanh Hóa, sáp nhập xã Đông Cương thuộc huyện Đông Sơn, các xã Quảng Thành, Quảng Hưng và một phần đất của xã Quảng Thịnh thuộc huyện Quảng Xương vào thành phố nâng tổng số phường xã lên 18 phường xã

Năm 2004, thành phố Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại 2. Theo kế hoạch của ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, thành phố sẽ là đô thị loại 1 vào năm 2013.[6].

 Các đơn vị hành chính

Thành phố Thanh Hóa gồm 12 phường và 6 xã:

 Quy hoạch

Vị trí thành phố Thanh Hóa trên bản đồ tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa hiện nay là một đô thị loại 2 phát triển ở Bắc Trung Bộ. Thành phố đã có quy hoạch mở rộng để trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.

Theo quy hoạch thành phố Thanh Hoá đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, thành phố Thanh Hoá được nghiên cứu mở rộng với phạm vi quy hoạch khoảng 15.000 ha, bao gồm diện tích đất tự nhiên của thành phố Thanh Hoá hiện nay (5.789,8 ha) và mở rộng nghiên cứu thêm 19 xã, thị trấn: Hoằng Lý, Hoằng Long, Hoằng Anh, Hoằng Quang, Hoằng Đại và thị trấn Tào Xuyên (huyện Hoằng Hoá); Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Vinh và thị trấn Nhồi (huyện Đông Sơn); Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Vân (huyện Thiệu Hoá); Quảng Thịnh, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Cát (huyện Quảng Xương)[5].

Tỉnh ủy Thanh Hóa đã thống nhất kế hoạch mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa vào cuối năm 2012 nhằm đưa thành phố trở thành đô thị loại 1 vào năm 2013. Theo quy hoạch đến năm 2015 thành phố Thanh Hóa có diện tích 155.00 ha và dân số 410 nghìn người.

 Dân số, lao động và nguồn nhân lực

Thanh Hóa là một tỉnh đất rộng người đông, thành phố Thanh Hóa cũng là một thành phố có quy mô tương đối lớn, dân cư đông đúc, đa dạng.

Theo số liệu thống kê năm 2005, dân số thành phố Thanh Hoá khoảng 197,551 nghìn người, mật độ dân số khoảng 3.370 người/km2 (có mật độ gấp 10 lần so với toàn tỉnh - mật độ dân số tỉnh Thanh Hoá là 330 người/km2), trong đó dân số sống trong nội thị là 143,755 nghìn người, chiếm tỷ lệ 72%, dân số ở vùng ngoại ô là 53,796 nghìn người, chiếm tỷ lệ 28%.

Dân số nam là 97,799 nghìn người, chiếm tỷ lệ 49% dân số toàn thành phố; nữ có 100,752 nghìn người, chiếm 51%.

 Kinh tế và công nghiệp

Theo số liệu năm 2010, tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP ước đạt

  • Công nghiêp: 47,4%
  • Nông nghiệp: 3%
  • Dịch vụ: 49,6%

Tăng trưởng kinh tế 20,8 %.

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 5.572,7 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người 2370 USD.[7].

 Công nghiệp

Hiện nay ở thành phố có 2 khu công nghiệp chính:

  • Khu công nghiệp Lễ Môn

Là khu công nghiệp tập trung lớn nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 5km về phía đông, trên quốc lộ 47 nối liền thành phố Thanh Hóa với thị xã Sầm Sơn, diện tích quy hoạch 87ha. Đã có hơn 30 doanh nghiệp đăng ký thuê đất để đầu tư xây dựng với số vốn hơn 700 tỉ đồng.

Khu công nghiệp Lễ Môn khuyến khích đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ cao,chế tạo và gia công từ các nguồn nguyên liệu trong tỉnh, sử dụng nhiều lao động và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giầy da; chế biến nông, lâm, thủy sản; lắp ráp cơ khí, điện tử, thiết bị viễn thông.

  • Khu công nghiệp Đình Hương - Tây Ga

Khu công nghiệp này có diện tích 150ha, nằm ở phía bắc thành phố Thanh Hóa. Đây là khu công nghiệp mới hình thành chưa lâu và vẫn đang quá trình thu hút đầu tư mạnh mẽ. Các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư là sản xuất lắp ráp hàng điện tử, viễn thông; may mặc, bao bì; sản xuất đồ gia dụng,thủ công mỹ nghệ, chế biến nông lâm thực phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm; các ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp và dịch vụ.

Thành phố dự định xây dựng Khu công nghệ cao ở phía Nam thuộc xã Quảng Thịnh( thuộc địa giới hành chính mở rộng của thành phố) và Khu công nghiệp Bắc sông Mã ở xã Hoằng Long(thuộc địa giới hành chính mở rộng của thành phố)

 Thương mại và dịch vụ

Với sự tồn tại song song của các chợ theo mô hình cũ và các siêu thị mua sắm hiện đại, hàng hóa trở nên rất đa dạng, phong phú và người dân thành phố có thêm nhiều sự lựa chọn đồng thời cũng hưởng lợi về giá cả từ sự cạnh tranh lành mạnh. Nhiều siêu thị hiện đại và trung tâm mua sắm lớn đã xuất hiện như: Trung tâm thương mại Vinaconex, trung tâm thương mại Thanh Hoa - Sông Đà...và đặc biệt là trung tâm thương mại Đại siêu thị Big C với tổng số vốn 1000 tỷ đồng sắp hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 với 500 tỷ đồng, trung tâm thương mại Thanh hoa Mê linh Plaza 1300 tỷ đồng đã được khởi công xây dựng nhưng không vì thế mà chợ theo mô hình cũ mất đi vị thế, vai trò của nó trong đời sống người dân thành phố. Đặc biệt, ở thành phố Thanh Hóa có rất nhiều chợ lớn được xây dựng khá hoàn thiện và quản lý chặt chẽ. Có thể kể tên một số chợ lớn như: Chợ Vườn Hoa, chợ Phú Thọ, chợ Tây Thành, chợ Nam Thành, chợ Đông Thành, chợ Điện Biên...

 Du lịch

Ngành du lịch của thành phố Thanh Hóa vẫn còn ở dạng tiềm năng. Trong tương lai với việc khu du lịch Hàm Rồng được xây dựng hoàn thiện, cùng với những sự đầu tư có hiệu quả vào thị xã biển Sầm Sơn,hứa hẹn ngành du lịch - dịch vụ sẽ đóng góp nhiều hơn trong cơ cấu GDP của thành phố.

 

 Văn hóa

 Kiến trúc

Thành phố Thanh Hóa có nhiều chợ và công viên. Các công viên trên địa bàn thành phố là: Công viên Hội An, công viên Thanh Quảng, công viên Hồ Thành.

Thành phố Thanh Hóa hiện nay có 3 quảng trường trung tâm: Quảng trường Lê Lợi, Quảng trường Lam Sơn và Quảng trường Hàm Rồng. Quảng trường Hàm Rồng được xây dựng với mục đích kỷ niệm 45 năm chiến thắng Hàm Rồng lịch sử, và trở thành điểm nhấn trung tâm của khu du lịch Hàm Rồng.

Hiện nay một quảng trường nhỏ ở phía nam sông Mã thuộc khu vực chân cầu Hàm Rồng đang được tiến hành xây dựng. Sắp tới thành phố sẽ tiến hành xây dựng thêm một quảng trường nữa là quảng trường Văn hóa trung tâm.,[8].

Dự án: "Công viên Hàm Rồng Thanh Hóa" đã được phê duyệt, sẽ được đặt ven sông Mã, dưới chân cầu Hàm Rồng. Đây là điểm nhìn đẹp đón chào du khách đến với Thanh Hóa.,[9].

 Nghệ thuật và giải trí

Hiện tại thành phố Thanh Hoá rất thiếu các trung tâm nghệ thuật và giải trí. Khi nhà hát Lam Sơn bị phá đi để nhường chỗ xây dựng quảng trường Lam Sơn thì trên địa bàn thành phố chỉ còn duy nhất nhà Văn hóa Lao động, tuy nhiên hiện nay công trình này đã xuống cấp nhiều và không đủ tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hoá. Ngoài ra không còn một rạp hát hay rạp chiếu phim nào. Các sự kiện văn hóa thường được tổ chức ngoài trời tại Quảng trường Lam Sơn.

 Giáo dục

Các trường đại học và cao đẳng:

  1. Đại học Hồng Đức
  2. Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh -cơ sở đào tạo tại Thanh Hóa
  3. Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
  4. Đại học Vinh, văn phòng đại diện tại Thanh Hóa
  5. Cao đẳng Y tế Thanh Hóa
  6. Cao đẳng Thể dục thể thao Thanh Hóa
  7. Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa

Các trường trung học phổ thông (THPT):

  1. THPT chuyên Lam Sơn
  2. THPT Đào Duy Từ
  3. THPT Hàm Rồng
  4. THPT Nguyễn Trãi
  5. THPT Trường Thi
  6. THPT Trần Xuân Soạn
  7. THPT Tô Hiến Thành
  8. THPT Đào Duy Anh

Các trường trung học cơ sở (THCS):

  1. THSC Trần Mai Ninh
  2. THCS Cù Chính Lan
  3. THCS Quang Trung
  4. THCS Điện Biên
  5. THCS Minh Khai
  6. THCS Nguyễn Văn Trỗi
  7. THCS Trần Phú
  8. THCS Lê Lợi
  9. THCS Hàm Rồng
  10. THCS Nam Ngạn
  11. THCS Tân Sơn
  12. THCS Quảng Thắng
  13. THCS Quảng Thành
  14. THCS Quảng Hưng
  15. THCS Đông Hương
  16. THCS Đông Hải
  17. THCS Đông Thọ
  18. THCS Đông Cương
  19. THCS Lý Tự Trọng

Các trường tiểu học:

  1. TH Ba Đình
  2. TH Hoàng Hoa Thám 1
  3. TH Hoàng Hoa Thám 2
  4. TH Điện Biên 1
  5. TH Điện Biên 2
  6. TH Nguyễn Văn Trỗi
  7. TH Lê Văn Tám
  8. TH Minh Khai 1
  9. TH Minh Khai 2
  10. TH Trần Phú
  11. TH Đông Vệ 1
  12. TH Đông Vệ 2
  13. TH Nam Ngạn
  14. TH Hàm Rồng
  15. TH Tân Sơn
  16. TH Lý Tự Trọng
  17. TH Đông Thọ
  18. TH Nguyễn Bá Ngọc
  19. TH Quảng Hưng
  20. TH Quảng Thành
  21. TH Quảng Thắng
  22. TH Đông Cương
  23. TH Đông Hương
  24. TH Đông Hải 1
  25. TH Đông Hải 2

 Thành phố kết nghĩa

Ngày 12 - 3 - 1960 tỉnh Thanh Hóa và Quảng Nam đã tổ chức lễ kết nghĩa theo tinh thần phong trào kết nghĩa Bắc Nam. Theo đó, thị xã Thanh Hóa cũng bắt tay kết nghĩa với thị xã Hội An. Một số công trình công cộng như rạp hát, công viên đã lấy tên Hội An để thể hiện tình gắn bó của mối liên kết này.

Chú thích

  1. ^ Theo Quyết định số 2097/QĐ-BTNMT ngày 29/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2008.
  2. ^ a b c Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 6-2010. Biểu 2, tr.17.
  3. ^ a b Nghị định số 37-CP ngày 01 tháng 5 năm 1994 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Thanh Hoá thuộc tỉnh Thanh Hoá.
  4. ^ Quyết định số 72/2004/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.
  5. ^ a b Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
  6. ^ Xây dựng thành phố Thanh Hóa thành đô thị loại 1 vào năm 2013
  7. ^ Kinh tế-xã hội thành phố Thanh Hóa năm 2010
  8. ^ quảng trường Thanh Hóa
  9. ^ Dự án "Công viên Hàm Rồng Thanh Hóa
Tags: Thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa

Văn hóa - Xã hội khác:

3/7/2018 - Những cách chống nắng nóng trên 40 độ "bá đạo"
24/6/2018 - Nửa cuối năm, cơn sốt đất nền liệu có tiếp diễn?
21/6/2018 - Lật tẩy 5 mánh lừa tinh vi của “cò” đất năm 2018
15/12/2014 - Cánh đồng hoa hướng dương ở Nghĩa Đàn Nghệ An
19/5/2014 - Đêm kinh hoàng trên biển
17/5/2014 - Kiều nữ Hải Dương tự hành xác vì bị suy sụp
17/5/2014 - Bằng chứng tố giác Trung Quốc hung hãn ở Biển Đông
17/5/2014 - Tàu Trung Quốc tông hỏng 3 tàu cá Việt Nam
17/5/2014 - Những hình ảnh nóng từ Hoàng Sa
17/5/2014 - Ngày 16/5, TQ điều thêm 27 tàu bảo vệ giàn khoan trái phép
16/5/2014 - Nữ tình nguyện viên chăm sóc công nhân TQ bị thương
16/5/2014 - Tàu Trung Quốc mở bạt che súng, uy hiếp tàu Việt Nam
16/5/2014 - Người dân nhiệt tình giúp đỡ công nhân TQ ở Vũng Áng
16/5/2014 - 6 tàu cá công suất lớn ra Hoàng Sa tiếp sức bảo vệ chủ quyền
15/5/2014 - Công nhân Bình Dương thất nghiệp sau vụ đập phá nhà máy
 
  TIN TIÊU ĐIỂM    
Ship giỏ quà tặng tết ở tại TP Vinh Nghệ An
Top 10 Cửa hàng hoa tươi Thành phố Vinh, Nghệ An
Dây đai Curoa, đai răng, Băng tải PVC, cao su
In tem nhãn mác, decal nhựa dẻo, nhựa đục
Cho thuê giàn giáo, cốp pha tại TP Vinh Nghệ An
Công ty chuyển fast nhanh Hàng Không Vinh
Cơ sở sản xuất gạch Block Nghệ An
Dạy, đào tạo môn quần vợt tennis ở tại TP Vinh Nghệ An
Công ty du học Úc, Nhật Bản tại TP Vinh Nghệ An
Những mẫu website đẹp nhất 2013
Công ty cung cấp dịch vụ kế toán Nghệ An
Công ty du lịch tại nghệ an,hà tinh,công ty du lịch anh em travel (Công ty du lịch tại nghệ an)
   
   
   
   
  HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN    
Hôm nay: 85,012
Tất cả: 60,126,205
 
 
  Trang chủ I  Van hóa Xã h?i   I  Kinh tế   I  Thế giới   I  Pháp luật   I  Khoa - Giáo   I  Giới trẻ   I  Thể thao   I  Thời trang   I  Đời sống   I  Giải trí   I  
© Copyright 2012 tintucnghean.com, All rights reserved
Add: TP Hồ Chí Minh - Việt Nam